Mọi người đều biết cầu lông là một môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tập luyện không hợp lý hay đánh cầu sai cách thì cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác hại của việc chơi cầu lông và nguyên nhân gây ra điều này từ đó có biện pháp hạn chế tác động nhất.
1. Tác hại của việc chơi cầu lông không đúng cách
Chơi cầu lông không đúng cách sẽ khiến cơ thể dễ gặp phải các chấn thương và gây tác động không tốt đến sức khỏe người chơi. Dưới đây là 4 tác hại của việc chơi cầu lông sai kỹ thuật thường gặp nhất.
1.1. Chấn thương khớp vai
Vai là một trong những bộ phận dễ bị chấn thương nhất khi đánh môn cầu lông. Có 2 kiểu chấn thương vai dễ xảy ra nhất đó là:
- Chấn thương phần cơ chóp xoay: Khi cơ chóp xoay bị tổn thường thì những cơn đau nhức sẽ bắt đầu xuất hiện ở vùng vai, sau đó nó sẽ lan dần xuống cánh tay rồi đến khuỷu tay. Trường hợp nặng có thể khiến vai không thể cử động được trong giới hạn bình thường do quá đau.
- Phần gân cơ chóp xoay bị viêm hoặc bị rách: Nếu động tác và tư thế đánh cầu không đúng có thể làm cho vùng khớp vai bị nóng, sưng lên và gây ra những cơn đau đột ngột.
Nếu những chấn thương khớp vai này không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những cơn đau dai dẳng và có thể tạo thành bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
>>> Cách khắc phục đánh cầu lông bị đau vai
1.2. Chấn thương cổ tay
Khi đánh cầu lông, chúng ta thường cầm vợt cầu lông tập luyện chặt để tránh bị rơi. Tuy nhiên, việc này sẽ tạo ra những áp lực không cần thiết cho vùng cổ tay dẫn đến chấn thương. Phổ biến nhất là 2 dạng sau:
- Bong gân cổ tay: Tình trạng này xảy ra chủ yếu do đánh cầu lông sai cách khiến cổ tay bị sưng tấy, bầm tím, cử động vô cùng đau đớn và khó khăn.
- Viêm gân cổ tay: Việc lặp đi lặp lại các động tác đánh cầu sai kỹ thuật sẽ tạo ra những cơn đau âm ỉ ở vùng cổ tay. Lúc này, các động tác cầm nắm bình thường cũng bị hạn chế và làm tay bị đau.
1.3. Bong gân cổ chân
Khi chơi cầu lông, chân sẽ phải hoạt động liên tục vì thế nếu không cẩn thận và di chuyển không đúng kỹ thuật sẽ làm dây chằng mác bị co giãn quá mức hay gây lật cổ chân dẫn đến chân bị tổn thương nặng.
1.4. Gây tổn thương lên khớp gối
Trong quá trình chơi cầu lông, chân chúng ta phải di chuyển liên tục cùng với những tư thế đặc thù của môn thể thao này khiến khớp gối trở thành bộ phận phải gánh chịu hết toàn bộ trọng lực của cơ thể.
Nếu tập luyện và nghỉ ngơi không hợp lý có thể gây tổn thương khớp gối, trong đó tác hại của việc chơi cầu lông phổ biến nhất là tình trạng viêm gân bánh chè.
2. Nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông
Bất kỳ môn thể thao nào nếu chúng ta tập luyện một cách không hợp lý và sai kỹ thuật sẽ gây ra những tác dụng ngược và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Dưới đây là những tác hại của việc chơi cầu lông sai cách.
2.1. Không khởi động trước khi chơi cầu lông
Khởi động làm nóng cơ thể là việc vô cùng quan trọng và bắt buộc phải làm trước khi tham gia vận động hay tập luyện bất kỳ một môn thể thao nào, chơi cầu lông cũng không được ngoại lệ.
Nếu bỏ qua bước khởi động cơ thể chúng ta sẽ không có đủ thời gian để thích ứng kịp thời nên có thể khiến nhịp tim tăng/giảm một cách đột ngột, dễ xảy ra tình trạng thiếu oxy lên não dẫn đến bị choáng, ngất trong quá trình đánh cầu lông.
Khi chơi cầu lông, cơ thể phải di chuyển liên tục và thường xuyên thực hiện những động tác chuyển động nhanh như xoay người, xoay vai đón cầu, rướn người, với tay… Việc khởi động sẽ làm nóng người, tăng lưu lượng máu bơm đến các khối cơ bắp, giúp cơ xương khớp được co giãn hết cỡ và trở nên linh hoạt hơn qua đó hạn chế bị chấn thương. Việc bỏ qua bước tập khởi động sẽ làm tăng nguy cơ bị bong gân, trẹo hông, trặc cổ chân/cổ tay… khi đánh cầu lông.
2.2. Đánh cầu lông sai cách, sai tư thế
Chơi cầu lông sai cách và sai tư thế sẽ dễ tạo ra những động tác dư thừa. Điều này không chỉ gây lãng phí sức lực mà còn khiến cơ thể dễ bị tổn thương.
- Thường đưa 2 tay lên/xuống một cách vô thức khi chơi cầu lông: Hành động này làm người chơi không thể phản ứng nhanh chóng và dễ bị lỗi nhịp khi bắt cầu. Tay cũng dễ bị trặc khớp và co rút cơ.
- Tư thế và vị trí đặt chân không hợp lý, cách di chuyển không đúng: Gây tốn sức và vất vả hơn khi đuổi theo cầu. Việc di chuyển mũi chân không đúng cách khi chuyển động nhanh dễ làm cho chân nọ vướng vào chân kia và tự té ngã dẫn đến chấn thương.
- Dồn hết trọng lực cơ thể vào một chân: Việc không phân bổ lực hợp lý cho cả 2 chân trong khi chơi cầu lông sẽ tạo áp lực cho 1 bên chân khiến nó bị kéo căng và nhanh mỏi hơn. Đồng thời các khối cơ của 2 bên chân cũng không săn chắc đồng đều.
2.3. Hít thở không đúng cách
Khi tập thể thao, hít thở là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe và duy trì việc tập luyện tốt hơn. Nếu bạn nín thở trong vài phút hay không biết cách điều hòa nhịp thở khi đánh cầu lông có thể dẫn đến bị choáng, ngất.
Ngoài ra, nếu không biết cách hít thở đúng hoặc dùng miệng để hít thở khi chơi cầu lông còn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, cuống họng bị khô dẫn đến dễ bị dị ứng, viêm họng…
2.4. Tập luyện không theo đúng trình tự
Bất kỳ môn thể thao nào bao gồm cả cầu lông, khi tập luyện cũng cần phải thực hiện theo đúng trình tự các bước tập, phải tập theo thứ tự từ dễ đến khó chứ tuyệt đối không được “chưa học bò đã lo học chạy”. Phải thành thục các động tác dễ mới chuyển sang những bài tập nâng cao hơn, tập đến đâu chuẩn kỹ thuật đến đó. Nếu tập không đúng trình tự sẽ dễ khiến cơ thể bị mất sức, rơi vào tình trạng khó kiểm soát dẫn đến dễ bị chấn thương khi chơi cầu lông.
Ngoài ra, bạn cũng không được chọn cách chơi cầu lông liên tục trong khoảng thời gian dài (vượt quá 3 tiếng/lần tập) để bù lại những ngày nghỉ chơi. Đây là cách vận động phản khoa học, làm cơ thể dễ bị đuối sức, kéo dài sự mệt mỏi mà không mang lại bất kỳ một hiệu quả nào.
2.5. Chơi cầu lông để giảm cân sai cách
Nhiều người chọn chơi cầu lông như một phương pháp tập luyện giúp giảm cân. Việc này sẽ rất hiệu quả nếu chúng ta thực hiện hợp lý và đúng cách, nếu không nó sẽ gây phản tác dụng và ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Trong quá trình đánh cầu lông giảm cân, bạn cần nhớ khi cơ thể tiêu hao một lượng lớn năng lượng do vận động thì chúng ta cũng cần phải có cơ chế phù hợp để bù cho cơ thể lượng calo mất đi đó chứ không phải chỉ cố đốt cháy calo. Mọi việc phải thực hiện theo nguyên tắc trao đổi có ra có vào một cách hợp lý (tất nhiên lượng calo vào sẽ thấp hơn calo tiêu hao một chút) để tránh gây suy nhược cơ thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt…
3. Cách phòng tránh tác hại của cầu lông
Để có thể hạn chế tối đa những tác hại của cầu lông và tận hưởng môn thể thao này một cách an toàn và hiệu quả, Thiên Trường Sport gợi ý tới bạn một số cách phòng tránh tác hại của cầu lông:
3.1. Khởi động, giãn cơ trước và sau khi chơi
-
Khởi động kỹ trước khi chơi giúp người chơi làm nóng cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, giãn cơ, từ đó giúp giảm nguy cơ chấn thương, tăng cường sự linh hoạt và tăng hiệu suất chơi. Các bài tập khởi động đơn giản bao gồm chạy bộ nhẹ nhàng, xoay khớp cổ tay, cổ chân, vai, …
-
Giãn cơ, thả lỏng sau khi chơi giúp cơ bắp được thư giãn, hạ nhiệt, giảm căng cơ và đau nhức. Nên dành 10-15 phút để giãn cơ sau mỗi buổi tập.
Khởi động, giãn cơ trước và sau khi chơi cầu lông
>> Xem thêm: Chơi cầu lông nên ăn gì tốt nhất? Bạn đã biết câu trả lời chưa?
3.2. Lựa chọn dụng cụ chơi phù hợp
-
Nên chọn vợt có trọng lượng và kích cỡ phù hợp với thể hình, trình độ và sức khỏe của bản thân.
-
Sử dụng quả cầu lông chất lượng tốt để đảm bảo độ bền và tối ưu hiệu suất chơi.
-
Sử dụng giày thể thao chuyên dụng cho môn cầu lông để hỗ trợ vận động và bảo vệ cổ chân.
-
Mặc trang phục chơi cầu lông thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.
Lựa chọn dụng cụ chơi cầu lông phù hợp
3.3. Tập luyện cầu lông đúng tư thế
Tập luyện đúng tư thế giúp tăng hiệu quả chơi cầu lông và giảm thiểu nguy cơ chấn thương, phòng chống tác hại của việc chơi cầu lông không đúng cách.
-
Kỹ thuật đúng: Học và thực hành các kỹ thuật đánh cầu đúng để tăng cường độ chính xác và sức mạnh.
-
Theo dõi và chỉnh sửa: Nhờ người có kinh nghiệm hoặc huấn luyện viên theo dõi và chỉnh sửa kỹ thuật chơi cầu lông của mình.
-
Một số tư thế cơ bản cần lưu ý khi chơi cầu lông bao gồm:
- Tư thế chuẩn bị: Giữ lưng thẳng, hạ đầu gối ở mức trung bình, và giữ cân bằng cơ thể khi chuyển động.
- Tư thế cầm vợt: Nắm vợt chắc chắn nhưng không quá chặt, thả lỏng vừa đủ cổ tay và khuỷu tay.
- Tư thế di chuyển: Di chuyển linh hoạt, hạ trọng tâm cơ thể thấp, tránh di chuyển đột ngột.
- Tư thế đánh cầu: Đánh cầu bằng lực chính từ cổ tay và cánh tay.
Tập luyện cầu lông đúng tư thế
-
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau khi tập luyện cầu lông:
- Uống đủ nước trước, trong và sau khi chơi cầu lông.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể trước, trong và sau khi chơi cầu lông.
- Tránh chơi cầu lông khi đang mệt mỏi, chấn thương hoặc có các vấn đề sức khỏe khác.
- Nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể được thư giãn, phục hồi.
>> Xem thêm: Chơi đánh cầu lông có lợi ích, tác dụng gì? Có giảm cân không?
4. 5 thời điểm không nên chơi cầu lông cần lưu ý
Chơi cầu lông chỉ mang lại lợi ích và giúp nâng cao sức khỏe khi chúng ta tập luyện đúng cách và đúng thời điểm. Dưới đây là 5 thời điểm mà bạn tuyệt đối không nên chơi cầu lông để tránh bị chấn thương và gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
- Cảm thấy đau ngực, khó chịu: Khi xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, ho khan, khó thở, đau ngực, buồn nôn, đau nhức cơ thể, đau lưng…thì chúng ta không nên cố gắng chơi cầu lông hay vận động mạnh. Vì đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề về tim mạch hoặc cơ thể bị tổn thương quá mức, nếu cố tình chơi tiếp sẽ khiến sức khỏe và tính mạng bị đe dọa.
- Bị sưng, đau ở các khớp: Nếu thấy đau hoặc sưng khớp, gân đau một cách bất thường, cơ bắp dễ bị nhức mỏi thì hãy nghỉ ngơi và dừng việc chơi cầu lông ngay để tránh gây tổn thương lên các dây thần kinh.
- Bị thiếu ngủ hay mất ngủ trong một thời gian: Việc tập luyện cầu lông vào thời điểm này sẽ khiến chúng ta dễ gặp chấn thương đồng thời nó cũng không mang lại hiệu quả như mong đợi. Lúc này, việc bạn cần làm nhất là cố gắng ngủ một giấc thật ngon và chơi cầu lông trở lại vào hôm sau khi cơ thể đã khôi phục năng lượng.
- Cơ thể đang bị ốm sốt: Lúc này, hệ miễn dịch của chúng ta đã bị nhiễm trùng và đang rất yếu. Việc vận động mạnh sẽ làm cơ thể càng trở nên nóng hơn và dễ bị mất nước khiến cho bệnh tình càng thêm trầm trọng và lâu khỏi.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ: Chơi cầu lông tốt cho sức khỏe nhưng nó hoàn toàn không phù hợp với bà bầu. Thay vì đánh cầu lông chị em hãy tập luyện những môn thể thao an toàn và tốt hơn cho cơ thể như bơi lội, tập yoga, đi bộ…
Những thông tin trong bài viết trên của Thể thao Thiên Trường đã giúp chúng ta biết rõ về những tác hại của việc chơi cầu lông từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về bộ môn này. Hãy tập luyện môn thể thao này một cách thông minh để có thể kiểm soát và tự bảo vệ cơ thể của mình thật tốt.
Đọc thêm ▾