Đọc ngay thông tin dưới đây để tìm hiểu về luật cầu lông đôi nam nữ và những quy định cần biết khi tham gia trận đấu. Qua bài viết mong rằng bạn sẽ biết cách sử dụng tốt hơn những lợi thế và chiến thuật đạt kết quả thi đấu cầu lông đôi.
1. Các hình thức thi đấu theo luật cầu lông đôi
Thi đấu cầu lông đôi là hình thức thi đấu đối kháng diễn ra giữa hai đội, mỗi đội gồm 2 người. Đội giành chiến thắng là đội có số điểm nhiều hơn sau khi kết thúc cuộc thi.
Có 3 hình thức thi đấu được quy định trong luật cầu lông đôi đó là:
- Thi đấu cầu lông đôi nam.
- Thi đấu cầu lông đôi nữ.
- Thi đấu cầu lông đôi nam nữ.
Các điều luật được Thiên Trường chia sẻ dưới đây bao gồm luật cầu lông đôi nam, luật cầu lông đôi nữ, luật cầu lông đôi nam nữ.
Cầu lông đôi có 3 thể thức thi đấu
2. Kích thước sân cầu lông đôi theo tiêu chuẩn quốc tế
Theo quy định của Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF), kích thước sân thi đấu môn cầu lông đôi đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Chiều rộng của sân cầu lông: 6,1m.
- Tổng chiều dài của sân: 13,4m.
- Độ dài đường chéo của sân: 14,7m.
- Phần sân phát cầu được giới hạn bởi vạch chia ở giữa sân. Biên phát cầu trên cách lưới khoảng 1,98m, phần biên phát cầu sau chính là vạch dài cách biên.
- Cột lưới có độ cao tính từ mặt sân là 1,55m, cột phải chắc chắn và luôn đứng yên dù có chăng lưới hay không. Cột lưới được đặt ở đường biên dọc phía ngoài sân.
- Lưới được chăng vào các cột và đặt giữa sân. Chiều rộng lưới là 760mm, chiều dài lưới tối thiểu phải bằng với chiều rộng của sân là 6,1m, mặt trên lưới có viền bằng băng trắng với độ rộng băng khoảng 75mm. Khi treo lưới lên các cột cần đảm bảo mép trên lưới ở hai biên có độ cao là 1,55m và độ cao ở giữa trung tâm của lưới là 1,524m. Không được có khoảng cách giữa hai đầu lưới với cột.
Kích thước sân thi đấu theo luật cầu lông đôi
3. Quy định cơ bản trong luật cầu lông đôi nam nữ
Các quy định về giao cầu, đánh cầu trong luật cầu lông đôi nam nữ có khá nhiều sự khác biệt so với khi đánh đơn, cụ thể như sau:
3.1. Bắt thăm chọn sân và quyền phát cầu
Tương tự như nhiều môn thể thao khác, trong thi đấu cầu lông đôi các đội cũng chọn sân và giành quyền phát cầu trước thông qua hình thức tung đồng xu của trọng tài. Bên nào thắng sẽ có quyền chọn sân và giao cầu trước.
3.2. Luật giao cầu lông đôi
Sau khi trận đầu bắt đầu thì quả giao cầu sẽ được người giao cầu đánh từ mặt vợt cầu lông của mình. Khi người chơi có ý định thực giao cầu nhưng đánh không trúng thì vẫn được tính là đã giao cầu.
- Bên giao cầu chỉ được phép giao cầu khi xác định người nhận của đội đối phương đã sẵn sàng nhận cầu và đánh trả.
- Trong thi đấu cầu lông đôi, người chơi được phép đứng ở bất kỳ vị trí nào trong phần sân thi đấu của đội mình miễn là không chắn tầm nhìn của người giao cầu và người nhận cầu của đội đối phương.
3.3. Quy định về ô giao và nhận
- Người chơi ở đội giao cầu sẽ phát cầu từ ô giao cầu bên phải khi đội của họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó. Ngược lại nếu ở ván đó họ ghi được điểm lẻ thì sẽ thực hiện giao cầu ở ô bên trái.
- Người thực hiện quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng giao cầu trước đó của mình.
- Đối với bên nhận cầu thì người chơi đang đứng ở ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.
- Vị trí đứng trên sân của người chơi sẽ không được thay đổi cho đến khi có đội thắng 1 điểm và bên của họ đang nắm quyền giao cầu.
- Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng phải được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu nhận được.
>>>>> Tư thế chuẩn bị đánh cầu lông
3.4. Luật tính điểm cầu lông đôi nam nữ
- Vạch tính điểm cầu lông đôi
Vạch kẻ (đường biên) làm giới hạn tính điểm trong luật cầu lông đôi nam, luật cầu lông đôi nữ, luật cầu lông đôi nam nữ đạt tiêu chuẩn thi đấu phải có độ dày 40mm. Vạch điểm giới hạn là vạch ngoài cùng ở 2 bên trái phải và đường biên ngang phía trong.
So sánh với đánh cầu lông đơn, vạch tính điểm cầu lông đôi rộng hơn. Tuy nhiên độ dài lại ngắn hơn.
- Cách tính điểm trong cầu lông đôi
- Nếu bên giao cầu thắng trong pha cầu thì họ sẽ nhận được 1 điểm và người giao cầu sẽ tiếp tục thực hiện quả phát cầu tiếp theo cho đội mình từ ô giao cầu tương ứng.
- Nếu bên nhận cầu thắng trong pha cầu thì sẽ ghi được 1 điểm và họ sẽ trở thành đội thực hiện quả giao cầu mới
- Nếu trận đấu bị gián đoạn bởi 1 lý do nào đó thì điểm số tại thời điểm đó sẽ giữ nguyên và được tính tiếp khi trận đấu bắt đầu lại.
- Thông thường trong 1 hiệp đấu đội có 21 điểm trước sẽ giành được chiến thắng trong ván đấu đó. Tuy nhiên, trong trường hợp cả 2 đội đang có tỉ số hòa 20 - 20 hay 29 - 29 thì đội chiến thắng sẽ được quyết định như sau.
+ Khi tỉ số hòa 20 - 20: Đội nào giành trước 2 điểm cách biệt sẽ là đội thắng trong hiệp đấu.
+ Khi tỉ số đang hòa 29 - 29: Đội nào có được 1 điểm trước sẽ giành chiến thắng.
3.5. Quy định về thời gian thi đấu và nghỉ ngơi
Trong thi đấu cầu lông đôi không có quy định cụ thể về thời gian diễn ra một trận cầu là bao lâu. Một trận cầu lông thường sẽ có 3 hiệp thi đấu và thời gian của mỗi hiệp sẽ phụ thuộc vào điểm số của các đội tham gia, hiệp thi đấu sẽ kết thúc khi một trong 2 đội giành được 21 điểm. Trận đấu sẽ kết thúc khi có đội chiến thắng 2/3 hiệp.
Thời gian nghỉ ngơi trong các trận đấu cầu lông đôi được quy định như sau
- Kết thúc một hiệp đấu. Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2 là 90 giây, thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 2 phút.
- Khi có đội ghi được 11 điểm trong hiệp đấu thì sẽ tạm nghỉ khoảng 60 giây.
3.6. Luật đổi sân trong thi đấu cầu lông đôi
Trong quá trình thi đấu cầu lông đôi, 2 đội được phép tiến hành đổi sân trong những trường hợp sau.
- Kết thúc các hiệp thi đấu.
- Trong hiệp thi đấu thứ 3 nếu có 1 đội giành được 11 điểm thì sẽ tiến hành đổi sân.
- Trường hợp đặc biệt, khi kết thúc 1 hiệp thi đấu mà chưa đội nào chủ động muốn đổi sân thì khi cầu chết trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu và giữ nguyên kết quả tạm thời của hiệp đấu đó để 2 đội tiến hành đổi sân.
4. Quy định về bắt lỗi vận động viên trong luật cầu lông đôi nam nữ
4.1. Tính cầu ngoài cuộc
Cầu được tính là ngoài cuộc trong các trường hợp sau.
- Cầu chạm vào lưới hoặc cột lưới rồi rơi xuống phần sân của người vừa quả cầu đó.
- Cầu chạm xuống dưới mặt sân.
- Cầu chạm vào bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể của những người chơi.
- Trọng tài quyết định có lỗi xảy ra hay có một quả phát cầu lỗi.
Cầu chạm mặt sân cầu lông đôi là cầu ngoài cuộc
4.2. Lỗi trì hoãn trong luật cầu lông đôi
Trong trận đấu người chơi không được phép trì hoãn hay kéo dài thời gian thi đấu bằng bất kỳ hình thức nào.
Tất cả những lỗi trì hoãn sẽ được trọng tài chính điều khiển trận đấu quyết định và xử lý.
4.3. Chỉ đạo và rời sân
Khi trận đấu đang diễn ra, người chơi không được phép tự ý rời sân khi chưa được trọng tài đồng ý.
Người chơi chỉ được phép nhận sự chỉ đạo từ huấn luyện viên của đội mình khi cầu không còn trong cuộc.
4.4. Hành động người chơi không được phép thực hiện
Người chơi không được phép thực hiện những hành vi sau:
- Cố tình dùng lời nói hoặc hành động của mình khiến trận đấu phải tạm dừng lại.
- Cố ý sử dụng các động tác để gây ra những tác động vật lý làm ảnh hưởng đến trạng thái bình thường của quả cầu như giựt lông cầu, giẫm lên cầu…
- Có lời nói và hành động xúc phạm đến đồng đội, đối thủ, trọng tài…hay có những hành vi và tác phong đạo đức trái với các quy định trong luật cầu lông.
Lỗi phạt cầu lông đôi do trọng tài quyết định
4.5. Quyết định xử lý vi phạm
- Trọng tài chính điều khiển trận đầu là người đưa ra mọi quyết định xử lý các vi phạm theo luật cầu lông.
- Tùy theo mức độ vi phạm mà trọng tài sẽ tiến hành cảnh cáo hay quyết định xử phạt.
- Nếu người chơi bị trọng tài cảnh cáo 2 lần thì sẽ được tính thành một lần phạm lỗi.
- Khi người chơi phạm lỗi nặng nhiều lần thì trọng tài chính sẽ báo cáo lên tổng trọng tài và có thể xử thua hoặc truất quyền thi đấu của người chơi đó nếu thấy cần thiết.
5. Kỹ thuật chơi cầu lông đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ
Chiến thuật, kỹ thuật chơi cầu lông đôi nam, luật cầu đôi nữ, đôi nam nữ được chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn phát huy tốt nhất lợi thế, kỹ năng và giành chiến thắng trước đối thủ.
5.1. Kỹ thuật tấn công cầu lông đôi nam, nữ
Lợi thế tấn công tốt nhất là khi lực cầu đánh nhiều nhất, mạnh nhất, đánh cầu ở vị trí cao trên đầu. Người chơi thực hiện kỹ thuật đập cầu, chặt cầu, phông cầu (lốp cầu). Chiến thuật tấn công này sẽ khiến đối thủ của bạn chuyển sang trạng thái phòng thủ. Sơ đồ chiến thuật tấn công được thực hiện là hàng dọc sẽ hiệu quả nhất.
Với từng tình huống, cách chơi cầu lông tấn công cần tận dụng các kỹ thuật:
- Người phía sau tấn công
Chiến thuật dùng người phía sau tấn công được đánh giá là hiệu quả nhất. Người chơi cầu lông ngoài biết đánh cầu, đập cầu còn cần thành thạo kỹ thuật chơi gài lưới. Nhất là trong trường hợp cầu rơi xuống mép lưới, cách xử lý chỉ có thể là tạt cầu, đẩy cầu, gài lưới, kéo lưới. Cách để phản công những pha bỏ nhỏ là chụp lưới.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng bạn có khả năng bị đối phương đánh úp nếu gài lưới. Vì thế khi bung cầu, hãy bung ra càng gần về phía cuối sân càng tốt. Độ mạnh, độ nguy hiểm của cú đập cầu khi đối phương phản công sẽ giảm đi.
Chiến thuật đánh bỏ nhỏ áp dụng trong trường hợp bạn đuối sức sau những cú đập cầu liên tục.
- Người phía trước tấn công
Tiến hành chụp lưới kết thúc ngay khi cầu qua mép trên lưới, như vậy đối phương khó phản ứng nhanh lại được.
Muốn đối phương trả cầu sau đó lập tức chụp lưới/đập cầu, kỹ thuật gài lưới sẽ rất hiệu quả.
Cầu đối phương đánh trả khi còn bay trên lưới, đánh ngay 1 cú tạt cầu, như vậy bên kia dễ nhanh lộ ra điểm yếu, việc đánh trả gặp khó khăn hơn.
Người đánh cầu lông đôi phía trước nếu đứng sát lưới, hãy thực hiện kỹ thuật đẩy cầu nửa sân. Mục đích là bạn phải đưa cầu sang sân đối phương ở vị trí giữa 2 vợt thủ. Nếu đối thủ đứng phía trước phản công được, họ sẽ giành lợi thế phản công. Chính vì vậy tỷ lệ thành công cũng phụ thuộc vào chút may mắn.
5.2. Phòng thủ khi chơi cầu lông đôi
Ngược lại với tấn công xếp theo đội hình hàng dọc, đánh đôi cầu lông nam nữ mục đích phòng thủ sẽ đứng dàn hàng ngang 2 bên trái phải. Nếu luôn trong trạng thái phòng thủ, tỷ lệ chiến thắng sẽ thấp hơn. Chính vì thế, phòng thủ chính là để dần tìm cơ hội chuyển sang thế tấn công.
Hai kỹ thuật đánh sau sẽ giúp đội cầu lông đôi sớm giành lợi thế:
- Tạt cầu lông: Đánh cầu bay ngang mặt sang sân đối phương, qua tầm kiểm soát cầu của đối thủ, vị trí cầu rơi sau lưng người đứng tấn công tước. Đối phương có thể phản công và đỡ được nhưng đập cầu thì không dễ dàng, đây chính là cơ hội chuyển sang thế chủ động.
- Gài lưới: Kỹ thuật gài lưới thường áp dụng khi tấn công, thế phòng thủ vẫn thực hiện được khi đối thủ đứng xa lưới. Gài lưới phải đi đôi với bám lưới. Người chơi phải thành thạo gài lưới để đối phương không thể phản kháng. Nếu gài lưới với cầu bổng hoặc xa, chính là bạn đang tạo cho đối thủ cơ hội chiến thắng.
Mục tiêu thực hiện kỹ thuật này là khiến cho đối thủ dè chừng và đánh giá cao bạn hơn. Cài lưới với tốc độ và bộ lên lưới nhanh, kết thúc lưới chuẩn mở ra cơ hội tấn công nhanh hơn.
6. Lỗi đánh cầu lông đôi nam, nữ vợt thủ hay mắc phải
6.1. Khả năng phối hợp di chuyển kém
Di chuyển chuẩn kỹ thuật giảm mức hao tổn sức lực hơn rất nhiều, góp phần tăng hiệu quả và kết quả thi đấu. Kỹ năng này phải được rèn luyện liên tục.
Nhất là đối với đánh cầu lông đôi nam, đánh cầu lông đôi nữ hay đánh cầu lông đôi nam nữ, ngoài việc mỗi người phải làm tốt nhất, còn cần phối hợp từng bước di chuyển cùng đồng đội, tương tác chính xác để không hụt cầu hay gây tổn thương cho cả hai.
6.2. Thường xuyên đánh cầu bổng
Muốn đội cầu lông đối phương giành được chiến thắng, đánh cầu bổng chính là cách nhanh nhất. Thời gian thực hiện một đường cầu khi đánh bổng thường dài hơn, đối thủ dễ dàng tính toán chính xác được vị trí cầu rơi, có thời gian đỡ cầu nhiều hơn.
Đồng thời, đối phó với bóng bổng sẽ là những pha đập cầu, gài nhỏ, chụp lưới… Như vậy đánh cầu lông đôi rất khó để phản công.
6.3. Thói quen ngoái đầu về phía sau
Tập luyện, thi đấu cầu lông đôi yêu cầu sự phối hợp nên thường đối với người mới, hay có thói quen ngoái đầu ra sau nhìn về đồng đồi của mình. Nó khiến cả hai mất tập trung, xử lý các tình huống không kịp thời gây mất điểm, mất thế chủ động.
6.4. Hay đánh cầu lông chéo sân
Biết cách vận dụng đánh cầu lông chéo sân hợp lý, chiến thuật này giúp thuận lợi tạo được cú cầu hiểm. Tuy nhiên, đánh chéo cầu thường xuyên khiến cho đối thủ dễ nắm được cách chơi của bạn, dễ phán đoán đường cầu, chơi cầu lông đôi khó tấn công.
Thêm nữa, đánh cầu lông chéo sân đòi hỏi người chơi phải chạy nhiều hơn, hao sức nhanh khi thi đấu hơn. Bài học dụng cụ thể dục Thiên Trường muốn khuyên bạn và đồng đội là hãy linh hoạt lối chơi, kỹ thuật chơi, như vậy đối thủ mới khó đoán chiến thuật của bạn.
Việc hiểu rõ và áp dụng luật cầu lông đôi không chỉ giúp bạn tham gia vào các trận đấu tự tin hơn mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp. Cửa hàng thể thao Thiên Trường chúc bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công ở bộ môn thể thao này!
Đọc thêm ▾