Bạn đã biết kinh nghiệm mua máy chạy bộ điện tốt, giá rẻ và bền đẹp được chia sẻ bởi chuyên gia máy tập để áp dụng vào mua máy chạy cho mình chưa? Cùng Thiên Trường Sport đi tìm hiểu kỹ thông tin này qua bài viết dưới đây bạn nhé !
Dạo qua một số diễn đàn về chia sẻ kinh nghiệm mua sắm, Thiên Trường Sport nhận thấy có rất nhiều bạn đặt câu hỏi về kinh nghiệm chọn mua máy chạy bộ điện như thế nào tốt, giá rẻ và phù hợp để sử dụng được lâu bền nhất. Nhằm giúp bạn giải đáp thắc mắc này, sau đây Thiên Trường Sport xin chia sẻ cùng bạn một số kinh nghiệm chọn mua máy chạy bộ điện hay nhất được chúng tôi tổng hợp lại từ các chuyên gia máy tập của chúng tôi. Nào, hãy cùng tham khảo bạn nhé !
Kinh nghiệm mua máy chạy bộ
Mang đến nhiều tiện ích nhưng để mua được chiếc máy chạy bộ đáp ứng được nhu cầu không phải điều dễ dàng. Mua máy chạy bộ hãng nào? Ở đâu? Máy chạy bộ bao nhiêu tiền? Người dùng sẽ cần thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu trước đó. Thể thao Thiên Trường chia sẻ kinh nghiệm mua máy chạy bộ sẽ hỗ trợ bạn tìm được sản phẩm ưng ý.
Loại máy, công suất phù hợp với tài chính, mục đích sử dụng
Giá của máy chạy bộ sẽ tỷ lệ thuận với công suất và tính năng đi kèm của thiết bị. Nếu chỉ có nhu cầu chạy bộ, bạn nên mua dòng máy đơn năng để tiết kiệm chi phí. Nếu chọn dòng đa năng mà không sử dụng hết các tính năng, máy chạy bộ sẽ giảm đi độ bền. Máy cũng cần phù hợp với ngân sách dự chi.
Công suất của máy chạy bộ phụ thuộc vào số người sử dụng và cường độ tập luyện. Gia đình chỉ có 1 - 2 người dùng, thiết bị có công suất dưới 2Hp là có thể đáp ứng được. Nếu cường độ chạy bộ cao và nhiều người chạy, nên chọn máy chạy bộ khoảng 2 - 4 Hp.
Kích thước máy chạy bộ vừa với không gian đặt máy
Nếu không gian dự định dành cho máy chạy bộ không nhiều, bạn nên ưu tiên chọn những sản phẩm có kích thước nhỏ gọn và gấp gọn được. Còn diện tích đủ lớn thì sắm cho mình dòng máy có bàn chạy rộng để thoải mái tập thể dục.
Chất liệu, trọng lượng và tải trọng tối đa
Một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng của máy chạy bộ là chất liệu. Thành phần cấu tạo chắc chắn sẽ giúp tăng độ bền và tuổi thọ cho máy.
Thiết kế được nhiều người ưa chuộng hiện nay là khung thép dày có phun sơn tĩnh điện bên ngoài. Thảm máy thông thường làm từ nhựa PVC. Kết cấu chắc chắn và sự phối hợp giữa các tính năng, tiện ích hài hòa.
Trọng lượng máy chạy bộ càng cao thì máy sẽ càng cố định, không bị rung lắc hay tiếng ồn. Máy chạy bộ gia đình thì nên chọn thiết bị có trọng lượng hơn 70kg. Máy chạy bộ phòng gym cần có trọng lượng gấp đôi.
Tải trọng máy lớn sẽ giúp giảm rung chấn hiệu quả khi thay đổi độ dốc thực hiện chế độ chạy bộ khác nhau. Để công suất hoạt động được vận hành hiệu quả, bạn cần chú ý đến tải trọng tối đa, trọng lượng người tập không được quá số cân nặng đã quy định.
Thời gian hoạt động liên tục của máy
Thời gian máy chạy bộ có thể vận hành liên tục chủ yếu dựa trên công suất của động cơ sử dụng. Công suất càng cao thì thời gian chạy bộ càng lâu, thông thường duy trì ở một trong những mức 30, 45, 60 hoặc 90 phút. Nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả, người mua nên chọn máy có thời gian hoạt động liên tục trên 30 phút.
Kích thước bàn chạy và băng tải
Sải chân khi đặt trên bàn chạy cần phải được thoải mái và rộng mới phục vụ được nhiều đối tượng khác nhau. Bàn chạy chống thấm nước và thảm chạy có độ ma sát tốt, chống trơn trượt.
Đồng thời, băng chạy cần được thiết kế nhiều lớp để giảm chấn thương chân hiệu quả hơn. Nhà có trẻ em chạy bộ thì chọn độ rộng băng tải từ 50 - 60 cm. Còn nếu người sử dụng máy chạy bộ là người lớn, kích thước chiều rộng dao động 80 - 100 cm.
Tốc độ và độ dốc của máy chạy bộ
Tốc độ điều chỉnh của máy chạy bộ nên đảm bảo tính ổn định từ 0,5 - 16 km/h là phù hợp. Các vận động viên chuyên nghiệp, người luyện tập với cường độ cao có thể chọn máy có vận tốc nhanh hơn.
Độ dốc được hiểu chính là độ nghiêng của máy chạy bộ. Chức năng này sẽ mô phỏng độ dốc dựa trên địa hình thực tế bên ngoài tùy thuộc vào chế độ tập. Khi đang chạy bộ bạn vẫn có thể điều chỉnh độ nghiêng.
Chọn thương hiệu máy chạy bộ tốt, uy tín
Máy chạy bộ có chất lượng và mang lại hiệu quả tốt hay không chúng ta thường dựa vào uy tín của thương hiệu. Hãng máy chạy bộ cũng ảnh hưởng trực tiếp quyết định mua hàng.
Hiện nay trên thị trường ngày càng có nhiều thương hiệu máy chạy bộ nổi tiếng như Sakura, Impulse, HQ, Oreni… Người mua nên trực tiếp đến cửa hàng chính hãng hoặc chọn đơn vị phân phối uy tín để được đảm bảo sản phẩm tốt hơn.
Chọn máy chạy bộ dựa vào mục đích sử dụng.
Điều quan trọng nhất để chọn mua cho mình một chiếc máy chạy bộ phù hợp đó là bạn cần phải xác định được mục đích sử dụng của mình là gì? Với chiếc máy tập chạy bộ định mua thì bạn muốn sử dụng nó cho phòng tập Gym hay chỉ để luyện tập tại nhà cho gia đình?
- Nếu như bạn mua máy chạy bộ dùng để sử dụng cho phòng tập thì bạn cần quan tâm nhiều hơn đến tiêu chí độ bền và công suất máy. Điều này có thể giải thích là do ở phòng tập, bạn không thể đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có ý thức giữ gìn máy tập. Bên cạnh đó, nhu cầu tập luyện của các thành viên trong phòng tập cũng rất đa dạng và thời gian sử dụng máy là rất lớn.
- Nếu như mua máy chạy bộ với mục đích chỉ sử dụng để tập tại nhà cho gia đình thì các tiêu chí để chọn mua cũng sẽ khác hơn một chút. Khi mua máy chạy bộ cho gia đình thì kinh nghiệm hay đó là bạn nên ưu tiên cho những tính năng sử dụng máy tập. Nếu như khi chọn mua máy tại phòng tập, bạn cần ưu tiên về độ bền và công suất thì với máy tập tại nhà bạn nên quan tâm tới các tính năng bổ sung như chức năng massage, gập bụng, các bài tập bổ trợ hay nghe nhạc Mp3 trong khi tập...
Kinh nghiệm mua máy chạy bộ
Kinh nghiệm mua máy chạy bộ dựa vào chi phí đầu tư.
Sau khi đã xác định được mục đích sử dụng thì bước tiếp theo, bạn cần phải ước lượng được số tiền mình định bỏ ra để mua máy chạy bộ. Trong thực tế, giá thành của máy chạy bộ sẽ quyết định phần lớn tới độ bền và chất lượng của sản phẩm.
- Với máy chạy bộ dùng cho gia đình thì giá bán của nó trên thị trường giao động từ 8 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, để mua cho gia đình mình một chiếc máy chạy bộ tốt, dùng ổn định và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tập luyện thì giá thành của máy phải từ khoảng 10 triệu trở lên. Nhiều bạn ham rẻ, mua máy chạy bộ có động cơ yếu và trọng lượng máy tập thấp nên về nhà sử dụng được một thời gian là xảy ra tình trạng hư hỏng.
- Với máy chạy bộ điện dùng cho phòng tập thì do sử dụng động cơ lớn, thiết kế chắc chắn nên thường đắt hơn khá nhiều và giá bán giao động từ khoảng 30 triệu đồng trở lên. Có một số phòng Gym bình dân do tận dụng máy chạy dùng cho gia đình để sử dụng cho phòng tập nên động cơ rất nhanh bị hỏng và máy cũng rất nhanh tàn. Kinh nghiệm là các bạn chủ phòng Gym nên lưu ý vấn đề này khi chọn mua máy cho phòng tập của mình.
Kinh nghiệm mua máy chạy bộ dựa vào công suất motor.
Động cơ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy chạy bộ điện. Chọn được một chiếc máy chạy bộ có động cơ phù hợp sẽ giúp bạn luyện tập hiệu quả, đồng thời duy trì được độ bền của máy lâu dài.
- Với chiếc máy tập chạy dùng cho gia đình thì bạn nên chọn động cơ có công suất tối thiểu là 1.5Hp. Nếu như gia đình bạn có cường độ sử dụng cao, đông người và thường xuyên sử dụng máy tập thì nên chọn loại động cơ công suất từ 2.0Hp đến 3.0Hp.
- Với máy chạy bộ dùng cho phòng tập Gym thì nếu như máy sử dụng động cơ DC, bạn nên chọn máy chạy bộ có công suất tối thiểu là 3.5Hp hoặc có thể sử dụng động cơ AC cao cấp nhất hiện nay. Động cơ AC là động cơ chuyên dụng cho các phòng tập Gym có cường độ tập luyện cao.
Kinh nghiệm mua máy chạy bộ dựa vào thông số.
Sau khi đã chọn xong máy chạy bộ có động cơ phù hợp thì việc tiếp theo phải làm của bạn đó là tìm hiểu các thông số kỹ thuật còn lại của máy tập. Theo kinh nghiệm của chuyên gia máy tập thì các thông số bạn cần quan tâm đó là:
- Hãng sản xuất máy chạy bộ.
Bạn nên lựa chọn máy chạy bộ của những hãng uy tín như Impulse, Động Lực, HQ, Mofit, Viking hay Reebok...
- Kích thước băng tải.
Với máy chạy dùng cho gia đình thì băng tải dài ít nhất 1.2m và rộng ít nhất 0.4m còn với máy cho phòng tập thì dài ít nhất 1.35m và rộng ít nhất 0.48m.
- Tốc độ chạy bộ.
Với máy chạy bộ dùng cho gia đình thì nên chọn tốc độ tối thiểu từ 1-12 km/h và máy sử dụng cho phòng Gym thì tối thiểu từ 1-16 km/h.
- Độ dốc.
Với cả máy cho phòng Gym và cho gia đình thì bạn nên chọn máy có chức năng tăng độ dốc tự động. Hiện nay các máy chạy bộ thường có độ dốc điều chỉnh từ 0-15 %. Không nên mua máy phải điều chỉnh bằng tay vì nó sẽ làm gián đoạn quá trình tập luyện của bạn.
- Hệ thống giảm sóc.
Nên chọn loại máy có chức năng chống sóc và khung máy không bị lắc lư mỗi khi hoạt động.
- Bảng điều khiển.
Bảng điều khiển cần trực quan, dễ sử dụng và trong tầm với khi tập luyện.
- Các chương trình luyện tập mở rộng như massage, gập bụng, nghe nhạc...
Kinh nghiệm dùng thử trước khi quyết định mua.
Sau khi đưa được ra danh sách các sản phẩm máy chạy bộ thỏa mãn các tiêu chí trên thì bạn hãy yêu cầu cửa hàng cho mình tập thử với các loại máy có trong danh sách này. Hãy dành ra ít nhất 10 phút để thử mỗi máy chạy bộ. Hãy đảm bảo rằng, máy vận hành êm ái và không có dấu hiệu rung, lắc khi luyện tập trước khi quyết định mua một sản phẩm nào trong số đó.
Lời kết.
Trên đây là một số chia sẻ của Thiên Trường Sport về kinh nghiệm chọn mua máy chạy bộ điện tốt, giá rẻ và phù hợp nhất cho người mới. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ lựa chọn cho mình một chiếc máy tập phù hợp và sử dụng được lâu bền nhất. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi !
- Tham khảo thêm: Máy chạy bộ hãng nào tốt?
Đọc thêm ▾