Ai cũng mong muốn mình có thể sở hữu một vóc dáng cân đối. Người thừa cân muốn giảm nhanh cân nặng nhưng được một thời gian lại tăng lên nhanh hơn được gọi là hiệu ứng yoyo. Vậy hiệu ứng yoyo là gì? Làm sao để thoát khỏi hiệu ứng yoyo? Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về hiệu ứng yoyo và cách tránh hiệu ứng này hiệu quả.
1. Hiệu ứng yoyo là gì?
Hiệu ứng yoyo là quá trình lặp lại liên tục giữa việc bạn ăn kiêng giảm cân thành công sau đó lại trở về tình trạng tăng cân. Trọng lượng cơ thể cứ giảm lại tăng được so sánh giống như chuyển động của chiếc yoyo.
Nói cách khác, hiệu ứng yoyo là hiện tượng cơ thể phản ứng lại việc giảm cân bằng ăn kiêng hoặc nhịn đói. Cơ chế hoạt động của hiệu ứng này là khi bạn cắt giảm calo/carbohydrate để giảm cân, chỉ số đường trong máu giảm sẽ làm cho các cơ bắp rơi vào trạng thái tích trữ năng lượng. Điều này làm tăng cảm giác đói, bạn lại ăn để bù lại cơn thèm và cân nặng lại tăng nhanh hơn trước.
Hiệu ứng yoyo là hiện tượng lặp lại liên tục giữa giảm cân và tăng cân
2. Tác hại nghiêm trọng của hiệu ứng yoyo gây ra
Cân nặng thất thường không chỉ làm cho tinh thần bạn chán nản mà còn gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe.
2.1. Hiệu ứng yoyo làm rối loạn hệ trao đổi chất
Giảm cân đột ngột làm cơ thể phải dồn nén năng lượng để duy trì thực hiện các hoạt động. Trong khi đó, nguyên lý thực hiện cơ chế giảm cân là vừa phải đốt cháy mỡ thừa, vừa phải trao đổi chất. Hiệu ứng yoyo đã làm cho khả năng trao đổi chất bị rối loạn, việc giảm cân và tăng cân cứ lặp lại mà không có hồi kết.
2.2. Cân nặng tăng nhanh hơn so với trước khi giảm cân
Trong thực đơn dinh dưỡng của người ăn kiêng, lượng mỡ sẽ hạn chế tối đa nhất có thể. Việc giảm mỡ làm cho khả năng sản sinh ra hormone leptin bị giảm. Hormone này có tác dụng hỗ trợ tạo cảm giác no, thông báo cho cơ thể biết rằng năng lượng đã đủ chưa và khi nào cần ăn ít đi.
Hiệu ứng yoyo làm cân nặng tăng nhanh hơn
Leptin giảm đi đồng nghĩa với việc bạn khó có thể kiểm soát cơn đói của mình, bắt đầu ăn nhiều hơn để có năng lượng. Khối lượng cơ bắp giảm, cơ thể cũng không đốt cháy được nhiều năng lượng như trước, bởi thế mà cân nặng của bạn có thể tăng từ 30 - 65 % thậm chí là trọng lượng còn nặng hơn so với trước khi giảm cân.
2.3. Tăng tỷ lệ mỡ trong cơ thể
Lượng mỡ trong cơ thể tăng cao sẽ có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu duy trì ở mức cân đối, thân nhiệt và khả năng hấp thu vitamin sẽ ổn định, hỗ trợ tạo các lớp màng bao bọc tế bào. Những người đã và đang mắc hiệu ứng yoyo đã được các chuyên gia nghiên cứu và cho kết quả cứ 19 người thì có tới 11 người có tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể bị tăng lên và mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng, gây khó khăn cho việc giảm cân trở lại.
2.4. Vòng 1 không còn hấp dẫn, chảy xệ hơn
Cấu tạo của vòng 1 chủ yếu là mô mỡ. Người giảm cân bị hiệu ứng yoyo làm cho các mô mỡ bị suy giảm, độ đàn hồi và săn chắc của cơ ngực không được như trước và trở nên chảy xệ. Bạn hãy lên kế hoạch giảm cân từ từ cùng luyện tập thể dục thể thao đều đặn để vòng 1 săn chắc và cân đối.
>> Quan tâm: 10 bài tập tăng vòng 1 cho nữ
Vòng 1 chảy xệ khi bị hiệu ứng yoyo
2.5. Hiệu ứng yoyo khiến khối lượng cơ bị giảm
Cơ bắp làm cho thân hình được săn chắc và khỏe mạnh, nếu không luyện tập đều đặn kết hợp với hiện tượng tăng mỡ dễ dẫn điện hiện tượng khối lượng cơ ngày càng giảm theo thời gian. Ngoài ra, nhu cầu bổ sung protein cũng tăng lên trong quá trình giảm cân, nếu bạn dùng protein không kiểm soát, rất dễ làm cho cơ bị giảm một lượng đáng kể.
2.6. Tinh thần lo lắng, hoang mang và chán nản
Sau khi giảm cân thành công, sự vui vẻ cho thành quả mà thân hình của mình đạt được chưa duy trì được lâu thì cân nặng lại tăng chóng mặt khiến cho bạn trở nên tiêu cực, vô cùng hoang mang và thất vọng.
Tâm lý chán nản rất dễ làm cho người bị hiệu ứng yoyo trở nên buông thả bất cần và ăn uống không kiểm soát. Tuy nhiên đây không phải lỗi của bạn bởi có thể chế độ ăn kiêng giảm cân mà bạn áp dụng không phù hợp với cơ theer của mình. Điều bạn cần làm lúc này là hãy tìm hiểu kĩ và thử lựa chọn phương pháp giảm cân khoa học, an toàn khác để vừa để đảm bảo sức khỏe lại duy trì trọng lượng cơ thể ở mức mong muốn bền vững.
Tinh thần lo lắng khi tăng, giảm cân không ổn định
2.7. Tăng nguy cơ mắc các bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường
Người thừa cân có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, tình trạng tổn thương gan cao hơn so với những người bình thường. Đồng thời khi gan bị nhiễm mỡ, khả năng chuyển hóa chất béo và đường của cơ thể cũng bị suy giảm, tiểu đường tuýp 2 hay xơ gan, suy gan là căn bệnh có nguy cơ dễ mắc phải. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng người bị hiệu ứng Yoyo tích mỡ vùng bụng có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao hơn khi tích mỡ ở các vùng khách như tay, chân, hông.
2.8. Người bị hiệu ứng yoyo dễ bị tim mạch, tăng huyết áp
Thâm chí so với những người thừa cân, hiệu ứng yoyo còn làm tăng hơn nguy cơ bị động mạch vành, mạch máu bị thu hẹp lại. Động mạch vành đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển máu đến cơ tim. Cân nặng dao động không ổn định do hiệu ứng yoyo dẫn đến khả năng mắc bệnh liên quan đến tim mạch cao hơn.
Người bị hiệu ứng yoyo dễ bị tim mạch
Ở người bị cao huyết áp, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những người trưởng thành từng giảm cân và bị hiệu ứng yoyo thì chỉ số huyết áp cũng rất ít được cải thiện. Khi mới xảy ra hiệu ứng Yoyo, những ảnh hưởng không tốt ban đầu sẽ nhiều hơn, nhưng theo thời gian càng về sau thì tác động đó sẽ nhẹ đi.
3. Cách tránh hiệu ứng yoyo hiệu quả
Làm sao để thoát khỏi hiệu ứng yoyo? Đây là băn khoăn của nhiều người trước vòng lặp liên tục giữa tăng cân và giảm cân. Bạn hãy thử áp dụng một số cách khắc phục hiệu ứng yoyo dưới đây để duy trì cân nặng đã giảm hiệu quả lâu dài:
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn như các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt điều, óc chó), rau xanh, sữa chua không đường, trái cây… Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều chất xơ cũng giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn hiệu quả.
- Sử dụng đồ ăn chứa tinh bột (cơm, bánh mì, khoai tây) với hàm lượng vừa phải.
- Điều chỉnh lượng thực phẩm nạp vào cơ thể đúng với hướng dẫn. Bạn nên tính toán lượng calo được đưa vào mỗi ngày.
Cách khắc phục hiệu ứng yoyo
- Thực hiện các bài tập cardio giúp tăng nhịp tim hiệu quả như chạy bộ, nhảy xa, burpee... Đồng thời kết hợp với những bài thể dục với tạ, mang đến tác dụng kép vừa giảm mỡ lại tăng cơ hiệu quả.
- Hạn chế tối đa những đồ uống có đường, chất kích thích và món ăn vặt ngọt, nhiều chất béo không tốt.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, các chuyên gia khuyến cáo mỗi đêm ngủ từ 6 - 8 giờ.
- Nếu công việc của bạn thường xuyên phải ngồi một chỗ và ít vận động, hãy tranh thủ thời gian ngắn giữa giờ để vận động cơ thể một chút, giảm thời gian ngồi một chỗ.
Duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học, bạn sẽ sớm được sở hữu thành quả của mình. Bài viết của Thiên Trường Sport ở trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về hiệu ứng yoyo là gì, ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại và biết cách tránh hiệu ứng yoyo. Giảm cân là một quá trình lâu dài và cần rất nhiều sự kiên nhẫn, chịu khó, hãy cố gắng để sớm thoát khỏi hiệu ứng yoyo nhanh nhất nhé!
Đọc thêm ▾