Bạn đang tìm hiểu về bộ môn đạp xe và phân vân không biết tác hại của việc đi xe đạp là gì hay đạp xe như thế nào đúng cách để mang lại kết quả tốt nhất? Hãy cùng Thiên Trường Sport đi tìm câu trả lời hoàn hảo nhất để giải đáp cho những thắc mắc này bạn nhé !
Đạp xe là bộ môn thể dục được nhiều người lựa chọn làm phương pháp tập luyện giúp rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho cá nhân mình. Tuy nhiên, trên các trang báo mạng cũng có nhiều thông tin gây lo lắng cho người tập đạp xe như đạp xe nhiều gây vô sinh hay đạp xe nhiều có tác tại cho sức khỏe... Và để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây Thiên Trường Sport xin chia sẻ, giải đáp cho bạn thắc mắc tác hại của việc đi xe đạp sai cách là gì và đồng thời hướng dẫn bạn đạp xe đúng cách nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cũng như an toàn cho sức khỏe. Nào, hãy cùng tham khảo bạn nhé.
1. Tác hại của việc đi xe đạp sai cách
Và để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây Thiên Trường Sport xin chia sẻ, giải đáp cho bạn thắc mắc tác hại của việc đi xe đạp sai cách là gì và đồng thời hướng dẫn bạn đạp xe đúng cách nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cũng như an toàn cho sức khỏe.
1.1. Tác hại của đạp xe sai cách đối với nam giới
Có một câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi nam giới đạp xe đó là đạp xe có bị vô sinh hay không? Câu trả lời được các chuyên gia đưa ra đó là "không" hay "nguy cơ cực thấp" và điều này được giải thích chi tiết như sau.
Khi đạp xe, việc cọ xát thường xuyên ở vùng háng và hai đùi của cuarơ luôn bị bó buộc trong tư thế khép lại cộng với động tác quay đều hai pêđan đẩy hai tinh hoàn vào thế bị công kích liên tục. Điều này làm tăng nhiệt độ và xộc xệch dây chuyền sản xuất tinh binh của tinh hoàn.
Đây là hai yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến giảm chất lượng tinh trùng do đó gây vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, tác hại của việc đi xe đạp này nếu có thì chỉ xảy ra ở những vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp và thi đấu trong nhiều năm.
Tác hại của đạp xe sai cách đối với nam giới
1.2. Tác hại của đạp sai cách đối với nữ giới
Đối với nữ giới, tác hại của việc đi xe đạp sai cách được giải thích như sau. Khi nữ giới đạp xe, bộ phận chịu "áp bức" nhiều nhất là vùng xương chậu, bao gồm hậu môn và bộ phận sinh dục.
Đại học Yale (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 48 phụ nữ thường xuyên đạp xe tối thiểu 10 dặm (tương đương 16km) mỗi tuần. Kết luận được đưa ra là quá trình đạp xe mạnh, cọ xát nhiều với yên xe sẽ làm cho "cô bé" của họ kém phần nhạy cảm.
Khi những phụ nữ này đạp pedal, áp lực của yên xe tác động lên môi âm đạo, đáy chậu và làm giảm cảm giác ham muốn của phụ nữ trong nhiều trường hợp.
Thực tế, tất cả những tác hại được đưa ra ở trên thì nguyên nhân chủ yếu là do đạp xe quá nhiều và không đúng phương pháp. Nếu bạn đạp xe đúng cách thì tác dụng của đạp xe là vô cùng lớn cho cả sức khỏe và tinh thần của người tập. Sau đây, Thiên Trường xin chia sẻ với bạn lợi ích của việc đạp xe đúng cách.
Tác hại của đạp sai cách đối với nữ giới
2. Lợi ích của việc đạp xe đúng cách
Cùng tìm hiểu 5 lợi ích tuyệt vời của đạp xe đúng cách đối với sức khỏe của con người bạn nhé!
2.1. Đạp xe đúng cách giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đạp xe hàng ngày giúp ngăn ngừa một số căn bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư trực tràng…
2.2. Đạp xe đúng cách giúp ngăn ngừa bệnh tật
Việc đạp xe đúng cách, đều đặn hàng ngày làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ, đau tim, các bệnh lý về mỡ máu, tiểu đường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc đạp xe hơn 30 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường lên tới 40%.
2.3. Đạp xe đúng cách giúp giảm mỡ, giảm cân hiệu quả
Đạp xe mỗi ngày 30 phút có thể giảm tới 300 calo, làm cho phần cơ đùi và cơ mông gọn gàng, vòng eo thu gọn lại. Các nhóm cơ tay với tác dụng giữ thăng bằng và điều khiển tay lái, nên săn chắc hơn. Đạp xe còn có chức năng tăng cường trao đổi chất, nên đem lại hiệu quả giảm cân rất tốt.
Đạp xe đúng cách giúp giảm mỡ, giảm cân hiệu quả
2.4. Đạp xe đúng cách cải thiện sức khỏe hệ tim mạch
Khi đạp xe, yêu cầu cơ thể đồng thời vận động, nhịp tim tăng cường, bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể nhanh hơn. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên đạp xe ít mắc các bệnh tim mạch hơn, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp.
2.5. Đạp xe đúng cách giúp các khớp xương linh hoạt hơn
Đây là bài tập thể dục mà các bác sĩ khuyến cáo dành cho những người gặp các vấn đề về cơ xương khớp. Việc vận động thông qua đạp xe giúp các khớp xương được vận động linh hoạt, dẻo dai, giảm căng thẳng và áp lực.
Nên đây là bộ môn phòng ngừa loãng xương, thoái hóa cột sống… bạn nên duy trì đều đặn hàng ngày.
2.6. Đạp xe đúng cách làm tinh thần tươi trẻ
Đạp xe cũng giống như các bài tập vận động thể thao khác, đều thúc đẩy cơ thể tiết ra hormone hạnh phúc Endorphin, làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực từ công việc, học tập và trong cuộc sống.
Đạp xe còn giúp cải thiện lượng oxy lên não, chỉ cần tập trung đạp xe đúng kỹ thuật, bạn sẽ cảm thấy đầu óc trở nên thư thái, dễ chịu hơn rất nhiều, cải thiện trí nhớ cũng rất tốt.
- Tham khảo thêm: Đạp xe đạp có giảm mỡ bụng?
3. Hướng dẫn đạp xe đúng cách.
Theo các HLV thể dục có kinh nghiệm lâu năm, để đạp xe đúng cách và đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của nó. Cụ thể, khi tham gia tập đạp xe bạn cần:
3.1. Cung cấp năng lượng trước khi tập.
Trước khi bắt đầu bài tập khoảng 1-2 tiếng bạn nên ăn uống một khẩu phần ăn nhẹ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể uống một ly sữa hoặc 1 ly nước cam để cơ thể khỏe khoắn hơn.
3.2. Khởi động kỹ trước khi đạp xe.
Khởi động là điều mà ai cũng cần phải thực hiện trước khi bắt đầu tập luyện một bộ môn, bài tập thể dục nào đó. Khởi động sẽ giúp bạn tránh được tình trạng căng cơ hay chuột rút, sai khớp hay chấn thương... Trước khi đạp xe hãy khởi động kỹ với những động tác như xoay cổ chân tại chỗ, chạy nhanh tại chỗ, bật tại chỗ...
Khởi động kỹ trước khi đạp xe
3.3. Mặc quần áo thoải mái khi đạp xe.
Tập đạp xe, điều tất nhiên là không nên mặc những bộ quần áo thùng thình vì nó sẽ khiến cho bạn bị vướng khi đạp. Còn nếu mặc những bộ quần áo quá chật chội sẽ khiến cho những bộ phận cơ thể không được khoải mái nhất là vùng hông, bẹn, đùi, cơ bụng, cơ quan sinh dục vì lúc này chúng hoạt động rất nhiều. Năng lượng bị đốt cháy sẽ tỏa ra nhiều nhiệt lượng, đổ mồ hôi và nếu không thoát ra được khỏi những bộ quần áo bí bách thì quả đúng là một ác mộng.
Khi chọn quần áo đạp xe bạn nên chọn những loại quần vải mềm, có tính co dãn tốt và dễ dàng thấm mồ hôi. Nên giặt thường xuyên để tránh những vi khuẩn cư trú gây hại cho cơ quan sinh dục.
3.4. Không nên đạp xe quá nhiều.
Như đã nói, đạp xe trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chức năng sinh dục ở nam và có thể gây chứng vô sinh. Chính vì vậy, bạn chỉ nên đạp xe ở mức độ trung bình để rèn luyện sức khỏe nếu như bạn không phải là tay đua chuyên nghiệp. Với những người bình thường dù cho đạp xe ngoài trời hay tập với xe đạp trong nhà thì bạn chỉ nên tập khoảng 30 phút/ngày và 3-5 ngày/tuần.
Không nên đạp xe quá nhiều
3.5. Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Khi đạp xe, lượng mồ hôi thoát ra là khá lớn nên nguy cơ thiếu nước trong cơ thể người tập cũng từ đó mà cao lên. Bạn nên bổ sung nước cả trước, trong và sau khi thực hiện bài tập thể dục đạp xe.
4. Lời kết.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của Thiên Trường Sport nhằm giải đáp cho thắc mắc tác hại của việc đi xe đạp là gì và đồng thời chia sẻ tới bạn hướng dẫn đạp xe đúng cách nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cũng như an toàn cho sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Chúc bạn đạt được kết quả tốt nhất với các buổi tập thể dục đạp xe của mình. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi !
Đọc thêm ▾