Đa số mọi người, khi ốm yếu thường tìm ngay tới thuốc, hay phương pháp điều trị y khoa, để đẩy lùi bệnh tật sớm. Do vậy, khi nghe đến phương pháp ngồi thiền thu năng lượng thì thường tỏ ra hoang mang, cảm thấy khó tin khi ngồi một chỗ mà cải thiện được bệnh tật.
Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này, hãy cùng Thiên Trường Sport theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Phương pháp ngồi thiền thu năng lượng là gì?
Trước khi tìm hiểu phương pháp ngồi thiền thu năng lượng, chúng ta hãy đi sâu vào bên trong cơ thể mình, để tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra nhé!
Theo lý thuyết y học phương Đông, cơ thể ẩn chứa nhiều huyệt đạo, mỗi vị trí của huyệt đạo đều có một công dụng nhất định, có chức năng khác nhau để giữ sự cân bằng của cơ thể, điều hòa lưu thông lượng máu và kiểm soát chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Do vậy, hiện tượng suy nhược cơ thể có thể nói rằng, đó là do các huyệt đạo đang gặp vấn đề (như thời tiết thay đổi, ăn uống chưa khoa học…) khiến lưu thông khí huyết kém, các chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt…
Ngoài ra, theo như các nhà khoa học hiện đại nhận định, do sự biến đổi như: thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… chỉ chiếm 10% nguyên nhân gây bệnh, 90% còn lại là do chính từ trong cơ thể chúng ta mới là nguồn gốc gây bệnh lớn nhất! Bởi theo kiến thức hiện đại, cơ thể chúng ta được cấu tạo từ các tế bào. Từ tế bào cấu thành mô và hợp thành các bộ phận, cơ quan, và rồi trở thành một cơ thể hoàn chỉnh. Khi các tế bào trở nên ốm yếu, năng lượng bị thiếu hụt, gây ra sự mất cân bằng, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, làm việc và học tập kém hiệu quả. Đó là lý do giải thích cho việc, khi lao động chân tay, ta cảm thấy đói và mệt, đòi hỏi cơ thể phải được nghỉ ngơi và nạp năng lượng.
Trong trường hợp cơ thể không được đáp ứng năng lượng trong thời gian dài, dẫn đến mất cân bằng, lâu dần làm tổn thương đến các cơ quan, bộ phận nào đó. Do vậy, phương pháp ngồi thiền thu năng lượng sinh ra, để tiếp nhận nguồn năng lượng bên ngoài, cộng hưởng với nguồn năng lượng có trong cơ thể, giúp cho các huyệt đạo tinh thông, khai mở theo như thuyết y học phương Đông, và làm lành các tế bào tổn thương theo lý thuyết hiện đại.
>> Quan tâm: Ngồi thiền có tác dụng gì?
Phương pháp ngồi thiền thu năng lượng là gì?
2. Cơ chế điều trị của thiền năng lượng
Theo triết học của phương Đông, cơ thể của con người giống như một vũ trụ thu nhỏ. Nó tồn tại và cân bằng trong một hệ thống vật lý, có quan hệ mật thiết đối với môi trường sống.
Trong y học phương Đông, cơ thể người bao gồm 365 huyệt đạo, nằm trên 12 đường kinh chính và hai mạch: mạch Nhâm và mạch Đốc. Trên hai mạch chính này, chứa các huyệt đạo liên quan đến các bộ phận chủ chốt trong cơ thể con người. Nơi đây chính là các trung tâm để trao đổi trực tiếp giữa năng lượng của môi trường với cơ thể con người.
Cơ chế của phương pháp ngồi thiền thu năng lượng là dựa trên quá trình khai thông các huyệt đạo ở trên mạch Nhâm và mạch Đốc. Giúp cơ thể hấp thu năng lượng vũ trụ trở về trạng thái cân bằng âm dương, giúp đẩy lùi bệnh tật, cơ thể trở nên khỏe mạnh và khả năng tiềm ẩn của con người được đánh thức.
3. Tác dụng của 2 phương pháp thiền thu năng lượng
Phương pháp thiền thu năng lượng đem đến nhiều tác dụng tốt cho con người, bao gồm cả sức khỏe về thể chất và tinh thần.
3.1. Phương pháp lấy năng lượng từ vũ trụ
Khi áp dụng phương pháp ngồi thiền thu năng lượng, giúp cơ thể cân bằng ở trạng thái âm dương, cải thiện những cảm xúc tiêu cực và cân bằng lại hành vi của bản thân.
Ngồi thiền chính là một liệu pháp hữu hiệu xin năng lượng từ vũ trụ, để giải tỏa các yếu tố stress, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Không chỉ vậy, ngồi thiền thu năng lượng từ vũ trụ giúp tăng cường nội khí, nâng cao sức đề kháng, cải thiện sự thích nghi với môi trường.
Phương pháp lấy năng lượng từ vũ trụ
3.2. Phương pháp lấy năng lượng từ mặt trời
Năng lượng từ mặt trời là một nguồn lực quan trọng, kích thích sự phát triển và duy trì sự sống bằng nhiều hình thức. Tất cả muôn loài vật đều cần đến nguồn năng lượng này để duy trì chức năng sinh tồn của mình.
Do vậy, việc thiền thu năng lượng từ mặt trời là vô cùng quan trọng. Khi thiếu nguồn năng lượng này, dễ khiến căng thẳng thần kinh, lo lắng hay bực bội.
Khi năng lượng luân chuyển trong cơ thể, ta gọi nó là năng lượng luân xa. Hệ thống năng lượng này sẽ duy trì sự cân bằng tự nhiên vốn có, giúp hòa hợp tâm trí, thể xác, linh hồn.
Năng lượng từ mặt trời đem lại 3 lợi ích tuyệt vời cho con người: tăng nhận thức tâm linh, khả năng đánh thức năng lực siêu nhiên, khả năng nhập định sâu và dễ dàng hơn.
Phương pháp lấy năng lượng từ mặt trời
4. Cách ngồi thiền và lưu ý khi ngồi thiền
Ngồi thiền giúp cho bạn trở về trạng thái đầu óc trống rỗng, hợp nhất với thân trong trạng thái tĩnh lặng. Vậy cách ngồi thiền thế nào cho đúng và cần lưu ý những gì?
4.1. Cách ngồi thiền thu năng lượng
Có ba tư thế ngồi thiền phổ biến: ngồi bình thường, ngồi bán kết già, ngồi toàn kết già.
- Tư thế ngồi toàn kết già: hai bàn chân chéo vào nhau, chân phải đặt trên bắp chân trái, chân trái đặt trên bắp chân phải
- Tư thế bán kết già: chỉ chân này chéo qua chân kia
- Tư thế ngồi thường: ngồi tư thế thật thoải mái, giữ lưng thẳng, thả lỏng toàn thân, hay tay đặt trên ngửa trên đầu gối.
Với tư thế thiền, cách ngồi đúng không phải là ép cơ thể ngồi thẳng lưng, hay ưỡn ngực gây căng thẳng cho lưng. Hãy ngồi với tư thể thật thoải mái, bởi hai bên sống lưng là hai nguồn năng lượng, chứa nhiều dây thần kinh và nhiều huyệt tác động đến cơ thể. Với tư thể ngồi đúng, thoải mái, không gượng ép, mới lưu chuyển cho tâm thức thông suốt.
>> Xem thêm: Tư thế ngồi thiền đúng cách trong tập Yoga
Cách ngồi thiền thu năng lượng
4.2. Lưu ý khi ngồi thiền thu năng lượng
Ngoài tư thế ngồi, chúng ta cần có những lưu ý như sau:
- Thiền là một bộ môn khoa học, giúp huyệt đạo được lưu thông, nhờ năng lượng có sẵn trong cơ thể. Do vậy, lưu ý ngồi thiền ở nơi yên tĩnh, không có tiếng ồn, tập trung hoàn toàn vào tâm trí và năng lượng của cơ thể.
- Trong thiền, tập trung vào hơi thở, hít sâu và thở đều chậm rãi bằng mũi.
- Chuẩn bị một tấm thảm, độ rộng vừa đủ, chất liệu mềm để thoải mái khi thiền.
- Tập trung vào suy nghĩ, tâm thức tĩnh lặng như lòng hồ, coi trọng bản thân, loại bỏ bớt tham sân si.
- Nên xả thiền trước khi kết thúc bài tập, để cơ thể hết tê mỏi, khí huyết được lưu thông.
- Trong thiền, ngồi với tư thế tĩnh, ngồi để tâm trí được an lạc, thảnh thơi, hạnh phúc. Được ví như ngồi chơi bên dòng sông, tâm thức giống như một dòng sông, giữ tâm yên để cảm nhận rõ nhất về con người mình.
- Theo các nhà tâm lý, thiền giúp con người kiểm soát được cảm xúc, an yên hơn. Trong nghiên cứu của y học hiện đại, thiền mang lại nhiều tác động tích cực như giúp giảm stress, ổn định huyết áp, hạ cholesterol, tăng cường miễn dịch... Do vậy, thiền giúp tâm thanh tịnh hơn, tránh xa khỏi những phiền muộn, giải quyết được tâm bệnh. Thiền giúp bù đắp những năng lượng thiếu hụt của con người. Trong quá trình thiền, tâm trí và thể lực đều được tác động, cải thiện được cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Không phải lúc nào chữa bệnh bằng thuốc cũng có tác dụng như mong muốn. Đôi khi, những căn bệnh không phải xuất phát từ thể trạng, mà xuất phát từ tâm thức của con người. Vì thế, tùy thuộc vào tình trạng, bạn có thể áp dụng phương pháp thiền trong hỗ trợ điều trị, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Với bộ môn này, hãy tìm người hướng dẫn phương pháp đúng, để bài tập có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Lưu ý khi ngồi thiền thu năng lượng
5. Tổng kết
Trên đây Thiên Trường Sport đã hướng dẫn cho bạn về phương pháp ngồi thiền thu năng lượng. Bao gồm ý nghĩa của thiền thu năng lượng, cơ chế điều trị của thiền, hướng dẫn cách ngồi thiền đúng. Hy vọng, thông qua bài viết, bạn đọc đã biết thêm phương pháp thiền thu năng lượng giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp tâm thanh tịnh, cuộc đời an lạc.
Đọc thêm ▾