Máy chạy bộ cơ là gì? là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm khi có ý định mua máy chạy bộ cơ. Vậy máy chạy bộ cơ có những ưu và nhược điểm gì, có nên mua máy chạy bộ cơ không? Để giải pháp các vấn đề này mời các bạn theo dõi bài viết chia sẻ của Thể thao Thiên Trường sau đây nhé.
Máy chạy bộ cơ là gì?
Máy chạy bộ cơ là dòng máy tập không sử dụng điện năng, nó dùng chính lực của chân để tác động lên băng tải và giúp băng tải lẫn chân cùng chuyển động. So với dòng máy chạy bộ điện thì hầu hết các mẫu máy chạy bộ cơ đều có kích thước nhỏ gọn hơn, có trọng lượng nhẹ hơn và có giá thành rẻ hơn khá nhiều.
Theo các HLV thể dục, tập luyện với máy chạy bộ bằng cơ khá nặng và thường phù hợp với những người có sức khỏe tốt hoặc người có nhu cầu giảm cân nhanh. Thực tế, máy chạy bộ cơ được chia làm hai loại cơ bản gồm máy chạy bộ cơ đơn năng và máy chạy bộ cơ đa năng. Ngoài chức năng chạy bộ thì các mẫu máy đa năng còn tích hợp thêm nhiều bài tập thể dục khác như leo núi, massage, gập bụng, xoay eo hay tập tạ tay,...
Máy chạy bộ cơ
Cấu tạo của máy chạy bộ cơ
Theo các chuyên gia máy tập thể dục, máy chạy bộ cơ được thiết kế rất đơn giản, với các bộ phận chính gồm có khung máy, bàn chạy, băng tải và con quay. Thiết kế và chức năng chi tiết của từng bộ phần này như sau:
- Khung máy: Nó làm bằng khung thép dày, chịu lực tốt và được sơn tĩnh điện chống rỉ. Chức năng chính của phần khung là chịu tải trọng người tập và dùng để cố định các bộ phận khác của máy chạy.
- Bàn chạy: Đây là vị trí để người sử dụng thực hiện các bài tập đi bộ hay chạy bộ. Bàn chạy thường được làm bằng gỗ MDF và chức năng chính của nó là tạo ra một cung đường chạy cho người tập.
- Băng tải: Đây là bộ phận sẽ di chuyển khi người tập tác động một lực đủ lớn. Thông thường, băng tải sẽ được làm từ chất liệu cao su, có khả năng chống trơn trượt và ít bị bào mòn khi tập luyện lâu ngày.
- Con quay: Bộ phận này nằm ở hai đầu của bàn chạy và nhờ nó chuyển động mà băng tải mới có thể di chuyển. Con quay thường thiết kế dạng trục bi và có thể chuyển động dễ dàng khi chịu lực tác động.
- Các bộ phận khác: Ngoài 4 chi tiết cơ bản trên thì máy chạy bộ cơ còn có đồng hồ hiển thị để thống kê các thông số như thời gian tập, quãng đường chạy, vận tốc, lượng calo tiêu hao,... Hơn nữa, với các mẫu máy đa năng thì nó còn tích hợp thêm nhiều bộ phận khác như bộ phận leo núi, đĩa xoay eo, máy rung, khung chống đẩy, dây kháng lực đàn hồi,...
Cấu tạo máy chạy bộ cơ
Ưu nhược điểm của máy chạy cơ
Trước khi có ý định mua máy chạy bộ, rất nhiều người chưa hiểu hết ưu nhược điểm của dòng máy chạy cơ này và đây là một điều đáng tiếc bởi có thể bạn sẽ chọn sai máy tập cho mình. Thực tế, máy chạy bộ cơ có cả những ưu điểm lẫn nhược điểm và không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng dòng máy này. Cụ thể, những ưu nhược điểm của máy chạy cơ có thể kể đến gồm:
Ưu điểm
- Máy chạy bộ cơ không sử dụng điện năng nên giúp bạn tiết kiệm được một phần so với mua máy chạy bộ điện.
- Dòng máy tập thể dục này có cấu tạo đơn giản và nhỏ gọn nên không tốn quá nhiều diện tích lắp đặt, phù hợp cho gia đình có không gian hẹp.
- Máy chạy cơ có giá thành rẻ, dao động từ 3 đến 10 triệu và bạn có thể dễ dàng chủ động tài chính khi mua máy chạy cơ.
- Ngoài ra, bài tập chạy bộ với máy cơ khá nặng, giúp tiêu hao nhiều calo nên có tác dụng giảm cân, giảm mỡ thừa cực tốt.
Nhược điểm
- Máy cơ sử dụng lực của đôi chân để đẩy băng tải di chuyển nên tiêu hao rất nhiều năng lượng và bạn phải có một sức khỏe tốt mới có thể tập luyện với thiết bị này.
- Dòng máy này không có chức năng chọn chương trình tập luyện, điều chỉnh tốc độ hay thay đổi địa hình giống như máy điện nên khó tạo hứng thú lâu dài cho người tập.
- Đặc biệt, máy chạy bộ cơ không thích hợp để sử dụng cho chị em phụ nữ, người già, người bị mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp hay người có sức khỏe yếu,...
Cách sử dụng máy chạy bộ cơ
Sau khi đã tìm hiểu kỹ cấu tạo của máy chạy bộ cơ và những ưu nhược điểm của nó thì bạn đã sẵn sàng tập luyện với máy chạ cơ để nâng cao sức khỏe cho mình chưa? Trong phần tiếp theo của bài viết này, Thiên Trường Sport xin hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy chạy bộ cơ đúng cách đã được chúng tôi tìm hiểu lại từ các huấn luyện viên thể dục. Cụ thể như sau:
- Điều chỉnh độ dốc của máy chạy cho phù hợp với mình.
- Bạn bắt đầu trong tư thế đứng thẳng người, khoảng cách 2 chân rộng bằng hông và đứng ở giữa bàn chạy của máy.
- Hơi nghiêng người về phía trước nhằm tận dụng lực hút trái đất để kéo bạn di chuyển theo bước chân và bắt đầu thực hiện động tác đi bộ.
- Bạn uốn cong đầu gối của mình trong khi chạy và duy trì ở mức tối thiểu 70% khả năng chịu đựng của tim, để nâng cao sức khỏe tim mạch.
- Trong quá trình chạy bộ trên máy, bạn cần tiếp đất bằng mũi chân để giảm chấn thương và giúp cơ thể chạy dài hơi hơn, không bị đau nhức khi tập luyện.
- Thực hiện bài tập chạy bộ trên máy chạy bộ cơ khoảng 30-45 phút mỗi buổi để tăng sức bền tốt nhất cho cơ thể.
Sử dụng máy chạy bộ cơ
Nên mua máy chạy bộ cơ hay điện?
Đây chính là câu hỏi của rất nhiều bạn khi có ý định mua máy chạy về để sử dụng cho gia đình mình. Thực tế, máy chạy bộ cơ và máy chạy bộ điện đều có những ưu nhược điểm riêng.
Tuy nhiên, theo khảo sát số liệu kinh doanh thì đến nay có khoảng hơn 80% người dùng lựa chọn máy chạy bộ điện để phục vụ cho mục đích tập luyện, nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình. Mua máy chạy bộ điện sẽ phù hợp để sử dụng cho tất cả các thành viên trong gia đình bởi nó chạy tự động và bạn chỉ cần di chuyển trên bàn chạy khi tập.
Khi mua máy chạy bộ cơ thì số lượng người tập sẽ rất hạn chế bởi nó không phù hợp cho người cao tuổi, cho trẻ em hay cho người có sức khỏe yếu.
Hiện nay, hầu như máy chạy bộ cơ ít được sản xuất và cũng không được ưa chuộng. Nếu bạn có ý định mua máy tập về để sử dụng cho gia đình nhưng chưa đủ tiền mua máy điện thì có thể tham khảo qua các mẫu xe đạp tập tại nhà bởi giá thành nó khá rẻ, mang lại hiệu quả cao và cũng phù hợp cho nhiều đối tượng cùng tập luyện.
Sự khác nhau về giá thành và cấu tạo khiến nhiều người do dự không biết nên mua máy chạy bộ điện hay máy chạy bộ cơ đơn năng cho gia đình mình. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại máy này rõ rệt hơn.
Về cơ chế hoạt động
Như đã trình bày ở trên, máy chạy bộ hỗ trợ người tập thể dục bằng cách sử dụng điện năng. Ngược lại, với máy chạy bộ cơ, thiết bị này không dùng điện mà động tác chạy sẽ dùng lực vận động từ tay và chân.
Cấu tạo của máy chạy bộ cơ đơn giản hơn máy dùng điện, chỉ bao gồm 3 bộ phận chính là khung máy, băng tải và bàn chạy. Bàn chạy cần có độ nghiêng, sau đó bạn sẽ dùng sức chân đẩy để băng tải di chuyển. Không có sự hỗ trợ từ động cơ điện, nên sử dụng máy chạy cơ sẽ tốn sức hơn nhiều, phù hợp hơn với người có sức khỏe.
Về cơ chế hoạt động của máy chạy bộ điện, sau khi bấm nút khởi động máy sẽ cần một thời gian mới có thể đứng lên và bắt đầu tập. Có lắp đặt động cơ điện nên việc tập luyện trở nên dễ dàng hơn, không cần dùng lực băng tải vẫn chuyển động được, tạo cảm giác y hệt như chạy bộ ngoài trời.
Nên mua máy chạy bộ điện hay cơ?
Thông tin hiển thị trên máy
Máy chạy bộ cơ có cấu tạo đơn giản nên thường không có màn hình hiển thị, hoặc có thì lượng thông tin cũng không quá nhiều. Đa số các dòng hiện có trên thị trường hiện nay chỉ có thể đo lường được quãng đường đã chạy.
Máy chạy bộ điện hiển thị thông tin một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Các thông số về quãng đường, tốc độ, độ dốc, thời gian chạy, calo tiêu hao được thống kê đầy đủ, trực quan dễ theo dõi. Những mẫu máy hiện đại hơn còn kiểm soát và theo dõi được sức khỏe bằng cảm biến nhịp tim.
Đối tượng tập luyện
- Máy chạy bộ cơ: Phù hợp cho những người có sức khỏe tốt, có khả năng dùng lực cho băng tải chuyển động. Người lớn tuổi, người thể lực yếu không dùng được thiết bị này.
- Máy chạy bộ điện: Dùng được cho mọi đối tượng.
Cả máy chạy bộ đơn và máy chạy bộ điện đều bao gồm 2 loại là đơn năng và đa năng. Máy đơn chỉ phục vụ một mục đích duy nhất là chạy bộ, còn máy chạy đa năng còn hỗ trợ thêm nhiều bài tập khác.
Với dòng máy cơ, thiết bị có thể được tích hợp kèm thêm đai rung lắc massage, bộ phận giúp đạp xe, chống đẩy. Máy chạy bộ điện cũng trang bị thêm các dụng cụ hỗ trợ tập luyện: thanh gập bụng, tạ tay, đầu rung massage, đĩa xoay eo.
Lời kết.
Như vậy, toàn bộ bài viết trên đây của Thiên Trường Sport đã giải thích cho bạn đọc rất rõ ràng, máy chạy bộ cơ là gì? cấu tạo của nó như thế nào? và cả những ưu nhược điểm lẫn cách sử dụng cho dòng máy tập này.Chúng tôi hy vọng với những kiến thức bổ ích này, các bạn sẽ cân nhắc việc dùng máy chạy bộ cơ tốt hơn hay máy chạy bộ điện tốt hơn. Bài viết này của chúng tôi xin dừng tại đây ! Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi ! Xin chào và hẹn gặp lại ở những chủ đề tiếp theo !
Đọc thêm ▾