Với luật thủ môn sân 5 người, người chơi ở vị trí này phải tuân theo các quy định rõ ràng để bảo vệ khung thành an toàn trước đối thủ. Hãy tìm hiểu về quy định luật thủ môn sân 5 người và kỹ năng thủ môn cần trang bị.
Luật thủ môn sân 5 người
Quy định về trang phục thủ môn trong bóng đá 5 người
Trang phục của thủ môn trong bóng đá sân 5 người được quy định như sau.
- Trước khi trận đấu bóng đá diễn ra, đội bóng cần phải đăng ký màu áo của thủ môn với ban tổ chức. Trang phục của thủ môn phải có màu sắc khác với các cầu thủ trong đội, khác màu với trang phục của đội đối phương (gồm cả cầu thủ và thủ môn đội bạn) và cả trọng tài.
- Cần phải đi giày.
Quy định trang phục thủ môn trong bóng đá 5 người
- Thủ môn cần phải ăn mặc lịch sự, gọn gàng, có thể mặc quần dài và áo dài tay.
- Được phép sử dụng những vật dụng hỗ trợ trong thi đấu như găng tay, tất, bao gối, miếng bọc bảo vệ ống đồng (phải để hoàn toàn ở bên trong tất) và khuỷu tay.
- Thủ môn không được phép đội mũ/nón, không được đeo trang sức trong lúc thi đấu.
>> Tham khảo thêm: Luật bóng đá 5 người theo tiêu chuẩn FIFA cập nhật mới nhất!
Luật bóng đá sân 5 cho thủ môn khi phát bóng
Thủ môn cần phải hiểu rõ và tuân thủ đúng những quy định về những quả phát bóng sống và phát bóng chết trong luật bóng đá sân 5 người.
Phát bóng sống
- Nếu thủ môn bắt được bóng trong khu vực cấm của đội mình mà không phải do đồng đội chuyền về thì không được quyền thực hiện phát bóng sống.
- Thủ môn được phép sử dụng cả tay và chân để phát bóng.
- Trong trường hợp bóng lọt qua vạch vôi và đi vào khung thành đối phương dù không có bất kỳ ai chạm vào nó thì bàn thắng đó vẫn được công nhận.
- Thủ môn không được phép giữ bóng quá 4 giây trước khi phát bóng, nếu vượt quá mức thời gian này thì sẽ bị phạt.
Luật bóng đá sân 5 cho thủ môn khi phát bóng sống
Phát bóng chết
- Thủ môn được thực hiện quả phát bóng chết khi bóng đã được đá ra hết đường biên ngang. Lúc này, thủ môn chỉ được sử dụng tay để phát bóng, tuyệt đối không được dùng chân phát bóng.
- Chỉ được giữ bóng trong thời gian tối đa là 4 giây trước khi phát bóng.
- Trong trường hợp quả phát bóng đi thẳng vào lưới đối phương mà không chạm vào ai trước đó thì bàn thắng này sẽ không được tính.
- Cầu thủ đón nhận bóng từ thủ môn sẽ phải đứng ở bên ngoài khu phạt đền.
Luật thay thủ môn
Mặc dù thủ môn là vị trí rất quan trọng trên sân những trong một số trường hợp đội bóng cũng cần phải thay người ở vị trí này. Sau đây là cách thay thủ môn đúng quy định.
- Khi muốn thay thủ môn thì cầu thủ cần phải lựa chọn thời điểm bóng ngoài cuộc, phải đưa ra dấu hiệu thay người với trọng tài biên đồng thời nhận được sự chấp thuận của trọng tài chính. Nếu thủ môn mới vào sân trước khi được sự cho phép của trọng tài thì sẽ bị phạt thẻ vàng.
Luật thay thủ môn
- Người được đưa vào thay thế vị trí thủ môn sẽ mặc trang phục của thủ môn, ngay cả số áo cũng phải đúng với số mà thủ môn trước đó đã đăng ký.
- Chỉ khi thủ môn bị thay thế đã đi ra khỏi đường biên dọc thì người thủ môn mới kia mới được bước vào sân. Lúc này, trận đấu sẽ được tiếp tục trở lại.
- Huấn luyện viên có thể chọn bất kỳ cầu thủ nào trong đội bóng để thay thế vị trí thủ môn tuy nhiên cần phải thông báo trước cho trọng tài. Việc thay người này chỉ được thực hiện khi bóng ngoài cuộc đồng thời cầu thủ đó phải mặc đúng trang phục thủ môn đã đăng ký.
>> Tham khảo thêm: Luật bóng đá 7 người sân cỏ nhân tạo cập nhật mới nhất!
Lỗi phạt gián tiếp từ vị trí thủ môn
Đây là lỗi khá phổ biến khi thi đấu sân 5 người. Nếu thủ môn không may phạm phải một số tình huống sau thì sẽ khiến đội bóng của mình phải nhận những quả phạt gián tiếp.
- Thủ môn sử dụng tay để chạm vào bóng hoặc bắt bóng từ pha truyền bóng trả về của đồng đội khác trên sân.
- Thủ môn tiếp nhận lại bóng từ phía đồng đội sau khi đã thực hiện phát bóng lên nhưng bóng lại chưa vượt qua phần giữa sân hoặc chưa chạm vào chân của cầu thủ đó.
Lỗi phạt gián tiếp từ vị trí thủ môn
- Khi đồng đội thực hiện đá biên trả bóng về thì thủ môn lại dùng tay để bắt hoặc chạm vào bóng.
- Thời gian khống chế bóng bằng chân hoặc tay trên phần sân thuộc về đội mình vượt quá 4 giây thì cũng bị xem là đã gây ra lỗi phạt gián tiếp.
Bắt phạt đền
Khi bắt phạt đền thủ môn phải thực hiện đúng quy định trong luật.
- Phải đứng đúng vị trí ở giữa vạch vôi khung thành đội mình và đối diện với cầu thủ đá phạt đền. Lúc này, thủ môn chỉ được phép di chuyển trên vạch vôi và không được bước ra khỏi đó cho đến khi bóng rời khỏi chân đối phương. Nếu thủ môn không tuân thủ đúng quy định này và bóng không vào lưới thì đối thủ sẽ được thực hiện lại quả phạt đền này, còn nếu bóng đã vào lưới thì bàn thắng được công nhận.
- Sau khi bắt thành công quả phạt đền thì thủ môn hoàn toàn có quyền dùng tay để ném bóng sang phía sân đối phương cho các đồng đội của mình thực hiện phát động tấn công.
- Bóng được thủ môn dùng tay đưa vào khu phạt đền và nó sẽ được xem là trong cuộc ngay khi ra khỏi khu vực cấm địa.
4 kỹ năng bắt bóng cơ bản thủ môn sân 5 người
Thực hiện thành thạo kỹ thuật bắt bóng bổng
Đây là kỹ thuật rất quan trọng mà người giữ vị trí thủ môn sân 5 người cần phải nắm vững. Nó giúp thủ môn xác định được vị trí bóng rơi xuống từ đó có thể dễ dàng bắt gọn trái bóng trong tay.
Kỹ thuật bắt bóng bổng của thủ môn sân 5 người
Để thực hiện đúng kỹ thuật bắt bóng bổng đầu tiên cần phải xác định điểm rơi của bóng, sau đó hơi khuỵu 2 chân xuống rồi nhanh chóng bật nhảy người lên đồng thời 2 tay xòe ra để ôm trọn bóng ở phía trước ngực.
Kỹ năng bắt bóng sệt
Thủ môn cần đứng khép chân lại và để 2 chân song song với nhau, phần mũi chân và cơ thể hơi nghiêng về đằng trước một chút.
Khi thấy bóng gần đến nơi thì lúc này hãy khuỵu đầu gối xuống cùng lúc đó tiến hành co hai tay lại để có thể ôm bóng về đằng trước ngực.
Kỹ năng bay người trên không và bắt (vồ) bóng
Việc tập luyện các kỹ năng nhảy cao, đánh đầu và bay người trên không sẽ giúp thủ môn dễ dàng cản phá bóng trong những tình huống nguy hiểm.
Nếu nhận thấy đối phương đang sút bóng vào các góc chết của cầu môn thì thủ môn cần phải nhanh chóng khuỵu đầu gối xuống để lấy lực, đạp 1 chân thật mạnh xuống đất rồi lấy đà để bay người lên không, đồng thời vươn rộng hai tay ra hết cỡ nhằm thực hiện cản phá bóng.
Kỹ năng bay người trên không và bắt bóng của thủ môn sân 5
Trong trường hợp đối thủ tiếp cần rất gần khung thành thì lúc này thủ môn sẽ phải dùng một chân để làm trụ, chân còn lại hơi khuỵu xuống để thực hiện kỹ năng vồ và ôm bóng vào người.
>> Tham khảo thêm: Luật Penalty như thế nào? Top 3 đá Penalty giỏi nhất thế giới
Kỹ năng ném bóng hay phát bóng lên
Ném bóng và phát bóng là những kỹ năng cơ bản mà người thủ môn nào cũng phải nắm vững và thực hiện được một cách nhuần nhuyễn.
Sau khi đã bắt được trái bóng trong tay, thủ môn sẽ dùng lực chân để phát bóng lên phía trên cho đồng đội. Hoặc họ cũng có thể lựa chọn dùng tay ném bóng cho đồng đội với một lực ném phù hợp.
Luật thủ môn sân 5 người có thể điểm khác so với luật chơi sân 11 người phổ biến, nhưng quan trọng nhất thủ môn cần hiểu rõ luật và rèn luyện kỹ năng bắt bóng tốt nhất, thể hiện khả năng bản thân. Điều này đảm bảo rằng trận đấu diễn ra một cách công bằng và hấp dẫn.
Đọc thêm ▾