Penalty là một thuật ngữ khá quen thuộc trong bóng đá. Tuy nhiên, bạn có biết rõ về “luật đá penalty” có những quy định gì? và đá penalty như thế nào cho đúng. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Đá penalty là gì?
Penalty hay còn được gọi là đá phạt đền hay đá phạt 11m. Trong mỗi trận đấu bóng đá, penalty chính là một cơ hội rất lớn để giúp đội được hưởng phạt đền nâng tỷ số vì xác suất mang lại bàn thắng trong tình huống này vô cùng cao.
Luật đá penalty sẽ được diễn ra ở vị trí cách khung thành đội bị phạt 11m, chỉ có 2 người được tham gia đá phạt đền đó là thủ môn của đội bóng bị phạt (đội phòng ngự) và cầu thủ thực hiện quả sút phạt bên phía đội bạn (đội tấn công), họ sẽ đối mặt trực tiếp với nhau (1 với 1).
Trước khi bóng được đá, thủ môn sẽ phải đứng ngay tại vạch kẻ cầu môn, lúc này cầu thủ thực hiện đá phạt sẽ đứng ở trước bóng và sút vào nó ngay sau tiếng còi của trọng tài. Quá trình đá penalty được tính là hoàn thành khi có hiệu lệnh của trọng tài hoặc khi bóng ngừng di chuyển, sau cú sút trận đấu vẫn diễn ra như bình thường.
Penalty được xem là tình huống gây ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc cũng như tinh thần của mọi người trên sân, nó vừa là cơ hội và cũng là thách thức đối với các cầu thủ. Người được lựa chọn thực hiện cú sút phạt này ngoài kỹ thuật giỏi còn cần phải mạnh mẽ, có tâm lý ổn định cùng khả năng phán đoán tốt.
Luật đá penalty trong bóng đá
Để đảm bảo tính công bằng cũng như tránh để xảy ra tranh cãi trong các trận đấu, FIFA đã có riêng một bộ quy định riêng rõ ràng về luật đá penalty.
Khi nào được đá penalty?
Nhờ ứng dụng công nghệ VAR nên trong những trận đấu bóng đá hiện nay xuất hiện khá nhiều quả phạt penalty. Những tình huống phạm lỗi dẫn đến thổi phạt penalty phải diễn ra trong vòng cấm (vòng 16m50), gồm các hành vi sau.
- Cầu thủ tìm cách ngáng chân, cản người không bóng hoặc vào bóng từ phía sau đối với các cầu thủ đội bạn.
- Tìm cách ngăn cản trực tiếp trong những tình huống có thể dẫn đến bàn thắng.
- Cố tình tìm cách đá hoặc đá vào người đối phương.
- Cầu thủ nhảy vào người đối thủ.
- Đánh, cố tình tìm cách đánh hoặc gây hấn với các cầu thủ đối phương.
- Nhổ nước bọt vào người cầu thủ đội bạn trên sân.
- Xoạc vào người cầu thủ đối phương.
- Cố tình đẩy hoặc lôi kéo người đối thủ.
- Cố tình dùng tay chơi bóng hoặc để bóng chạm vào tay trong vòng cấm (trừ thủ môn).
Quy định khi thực hiện đá penalty
Mặc dù luật đá penalty khá đơn giản nhưng FIFA vẫn có những quy định rõ ràng cho nó và tất cả các cầu thủ cần phải thực hiện đúng luật trong quả đá phạt này như sau:
- Cầu thủ được lựa chọn để thực hiện đá penalty phải có trong danh sách ra sân thi đấu của đội bóng và được trọng tài xác nhận.
- Quả đá phạt được thực hiện ở vị trí cách cầu môn 11m.
- Ngoài cầu thủ trực tiếp đá penalty thì tất cả những cầu thủ còn lại phải đứng ở bên ngoài vòng cấm.
- Khi thực hiện cản phá penalty, thủ môn cần phải đứng đúng ở vị trí quy định là ngay trên vạch vôi của khung thành. Chỉ khi bóng được đá ra thì thủ môn mới được di chuyển để cản phá, nếu di chuyển trước khi cầu thủ đối phương sút bóng thì quả penalty này sẽ phải thực hiện lại.
- Sau khi tiếng còi hiệu lệnh của trọng tài vang lên thì cầu thủ thực hiện quả đá phạt phải đá bóng thẳng về phía trước. Khi bóng lăn qua vạch vôi ở cầu môn thì bàn thắng sẽ được công nhận.
- Nếu không ghi bàn hay bàn thắng không được công nhận thì trận đấu sẽ tiếp tục diễn ra bình thường sau đó.
- Trước khi bóng được chạm vào bởi bất kỳ một cầu thủ nào khác trên sân thì cầu thủ vừa đá penalty sẽ không được tiếp xúc với nó ngay sau đó.
Có bao nhiêu hình thức đá penalty?
Theo tìm hiểu từ shop dụng cụ thể thao Thiên Trường, có 2 cách thực hiện đá penalty:
- Đá penalty theo cách thông thường
Bóng sẽ được đặt ở vị trí cách khung thành 11m và nằm giữa 2 cột dọc. Lúc này, trừ thủ môn và cầu thủ thực hiện đá phạt thì những người khác trên sân đều phải đứng cách xa chấm phạt đền ít nhất là 9m15.
Có thể lựa chọn bất kỳ cầu thủ nào trong đội được hưởng quá đá phát để thực hiện đá penalty và người đó phải được trọng tài xác nhận. Quả phạt đền chỉ được thực hiện ngay sau tiếng còi báo của trọng tài vang lên, nếu bóng lăn qua vạch vôi thì bàn thắng chính thức được công nhận.
Thủ môn bắt bóng phải đứng trên vạch vôi và ở giữa 2 cọc khung thành, mặt hướng về phía trái bóng. Khi bóng được đá ra thì thủ môn chỉ có thể di chuyển theo chiều ngang sang 2 bên cầu gôn để cản phá bóng. Nếu thủ môn di chuyển trước khi bóng được sút thì sẽ phải thực hiện lại quả penalty nếu chưa ghi được bàn thắng.
Khi thực hiện xong đá phạt, bóng sẽ tiếp tục được di chuyển để nhập cuộc và tại thời điểm này thì tất cả các cầu thủ khác đều có thể thâm nhập vòng cấm để tiếp tục trận đấu như bình thường.
- Đá penalty phối hợp
Bên cạnh cách đá penalty trên thì có thể lựa chọn đá phạt theo kiểu phối hợp giữa 2 cầu thủ. Để đá theo hình thức này thì cầu thủ thứ nhất sẽ không thực hiện sút bóng vào thẳng khung thành mà chỉ đẩy nhẹ bóng về đằng trước, lúc này cầu thủ thứ 2 trong đội sẽ chạy nhanh ra đá tiếp vào bóng để ghi bàn.
Giống như những cầu thủ khác, vị trí của cầu thủ thứ 2 trước đó vẫn ở ngoài vòng cấm, cách khung thành 9m15. Đây được xem là một chiến thuật đá penalty nhằm đánh lừa đối thủ, nó khiến thủ môn cũng như các cầu thủ của đối phương bất ngờ và không thể phản ứng kịp.
Cách đá penalty phối hợp này được đội 2 cầu thủ Jimmy McIlroy và Danny Blanchflower của đội tuyển Northern Ireland áp dụng lần đầu tiên vào ngày 1/5/1957 trong trận đấu với Bồ Đào Nha.
Các lỗi thường gặp khi đá penalty
Trong quá trình đá penalty nếu cầu thủ của hai đội bóng phạm một trong những điều sau thì bị tính là vi phạm lỗi đá phạt đền:
- Thủ môn di chuyển chân ra khỏi vạch vôi khi cầu thủ đội bạn chưa sút bóng ra: Lúc này trọng tài sẽ nhắc nhở thủ môn. Nếu vi phạm lỗi này đến lần thứ 3 thì có thể thủ môn sẽ phải nhận thẻ phạt.
- Cầu thủ thực hiện sút phạt chạm vào bóng lần 2 khi bóng chưa tiếp xúc với bất kỳ một cầu thủ nào khác: Đây là lỗi không quá phổ biến và thường chỉ xảy ra khi bóng chạm vào cột dọc hay xà ngang và bật ra. Nếu xảy ra lỗi này thì đội bên kia sẽ được hưởng một quả phạt đền gián tiếp ngay tại vị trí xảy ra lỗi đó.
- Một cầu thủ nào đó ở bên ngoài di chuyển vào khu vực vòng cấm quá sớm trong khi cầu thủ đá penalty chưa sút vào bóng: Trọng tài sẽ tiến hành thổi phạt và cho đá lại penalty. Sau đó, tùy theo tình huống lúc đó để xử lý.
- Cầu thủ được đăng ký đá penalty nhưng lại không đá mà thay vào đó là một người khác thực hiện: Lúc này phải thực hiện lại quả đá phạt và cầu thủ sút bóng đó sẽ bị thẻ vàng.
- Cầu thủ đội bị phạt cố tình ngăn cản không để bên kia thực hiện cú sút penalty: Trong tình huống này trọng tài sẽ thổi phạt để nhắc nhở và nếu họ còn tiếp tục tái phạm thì sẽ phải bị nhận thẻ phạt.
Top 3 cầu thủ đá penalty hay nhất thế giới
Nhìn từ bên ngoài nhiều người thường nghĩ sút penalty tương đối dễ dàng nhưng trên thực tế để sút phạt thành công khó hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Dưới đây là 5 cầu thủ có tỷ lệ đá penalty thành công cao nhất trong bóng đá thế giới.
Alessandro Del Piero (83,69%)
Cựu cầu thủ bóng người Ý được xem là chuyên gia sút phạt hàng đầu của làng túc cầu với tỷ lệ thành bàn lên đến 83,69%. Del Piero có tổng số 92 lần sút penalty trong suốt sự nghiệp thi đấu của mình, ông đã ghi thành công 77 quả phạt đền và chỉ đá hỏng 15 lần.
Đặc biệt trong 5 năm thi đấu từ 23/9/2007 đến 20/10/2012, huyền thoại của đội Juventus thực hiện thành công 16 quả phạt đền và không để xịt bất kỳ một quả pen nào.
Cristiano Ronaldo (83,5%)
Nói đến những cầu thủ đá penalty hay nhất trong lịch sử bóng đá thế giới thì không ai có thể vượt qua được Cristiano Ronaldo. Không chỉ là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử, siêu sao bóng đá người Bồ Đào Nha còn là người sút pen thành bàn nhiều và ấn tượng nhất của nền bóng đá đỉnh cao mà cho đến nay chưa ai có thể vượt qua được.
Tính đến tháng 2/2023, Ronaldo đã thực hiện thành công 147/176 bàn thắng từ chấm 11m ở cả cấp độ đội tuyển quốc gia lẫn câu lạc bộ và anh chỉ đá hỏng có 29 lần. Tỷ lệ chuyển hóa thành bàn thắng của CR7 là 83,5% là niềm mơ ước của nhiều tiền đạo hàng đầu thế giới hiện nay. Hiện tại dù đã bước qua tuổi 38 nhưng chủ nhân của 5 quả bóng vàng vẫn còn tiếp tục thi đấu chuyên nghiệp và tạo ra những kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong làng bóng đá thế giới.
Zlatan Ibrahimovic (83,16%)
Dù chưa từng vô địch Champions League nhưng cầu thủ bóng đá người Thụy điển vẫn gây ấn tượng với những người hâm mộ bóng đá thế giới nhờ khả năng ghi bàn ấn tượng với tổng 561 bàn thắng trong suốt sự nghiệp thi đấu bóng đá của mình.
Bên cạnh đó, Ibrahimovic cũng được xem là một trong những cầu thủ có khả năng sút penalty hay nhất thế giới với tỷ lệ đá pen thành công là 83,16% (84/101 cú sút penalty thành bàn). Tháng 6/2023, Zlatan Ibrahimovic đã chính thức giã từ sự nghiệp bóng đá đỉnh cao và tuyên bố giải nghệ ở tuổi 41.
Qua bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về luật đá penalty trong bóng đá. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn!
Đọc thêm ▾