Với những ai đang yêu thích và muốn tìm hiểu về bóng chuyền, nhất định cần nắm rõ luật bóng chuyền. Luật chơi trong bóng chuyền không quá phức tạp nhưng vẫn đầy đủ các quy định về kỹ thuật, dụng cụ, điều kiện thi đấu, cách tính điểm... Hãy tìm hiểu và nâng cao kiến thức của mình để có thể trở thành người chơi bóng chuyền giỏi, kỹ năng tốt.
1. Hướng dẫn cách đánh bóng chuyền cơ bản cho người mới chơi
Bóng chuyền là môn thể thao đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa kỹ thuật cá nhân và tinh thần đồng đội. Dưới đây là các bước cơ bản để giúp người mới làm quen với bóng chuyền:
1.1 Tư thế chuẩn bị:
-
Đứng hai chân rộng bằng vai, hơi khuỵu gối.
-
Đặt trọng tâm cơ thể về phía trước, tay để tự nhiên.
1.2 Kỹ thuật chuyền bóng
Chuyền bóng thấp tay:
-
Khép hai bàn tay, duỗi thẳng cánh tay.
-
Sử dụng lực từ chân và thân người để đẩy bóng.
Chuyền bóng cao tay:
-
Dùng đầu ngón tay chạm bóng, giữ khuỷu tay cao.
-
Đẩy bóng nhẹ nhàng và chính xác.
1.3. Kỹ thuật đập bóng
-
Chạy đà 3 bước, nhảy lên với một tay giơ cao.
-
Dùng lòng bàn tay đánh mạnh vào bóng hướng xuống sân đối phương.
1.4. Kỹ thuật phát bóng
-
Phát bóng thấp tay: Thường dùng cho người mới bắt đầu.
-
Phát bóng cao tay: Đòi hỏi lực tay mạnh và chính xác hơn.
1.5. Kỹ thuật phòng thủ
-
Giữ tư thế thấp, tay sẵn sàng để đỡ bóng.
-
Luôn di chuyển để đứng đúng vị trí.
Cách chơi bóng chuyền cơ bản
2. Luật bóng chuyền
2.1. Các quy tắc cơ bản khi chơi bóng chuyền cần biết
- Trong quá trình thi đấu bóng chuyền mỗi đội chỉ có tối đa 6 người chơi tham gia gồm 3 người ở hàng trước và 3 người ở hàng sau.
- Mỗi người chơi trên sân không được phép đánh bóng hai lần liên tiếp nhau. Nếu chạm vào bóng khi đang nhảy chắn bóng thì không được coi là một lần đánh bóng.
- Điểm được tính dựa theo mỗi lần giao bóng, đội chiến thắng trong pha bóng đó sẽ ghi điểm.
- Đội nào đánh bóng, phát bóng ra ngoài hoặc đánh vào lưới thì đội đối phương thì sẽ cộng điểm cho đội đối thủ.
- Nếu bóng chạm vào anten, rơi trên khán đài, chạm vào trần nhà, chạm vào phần sàn nằm ngoài sân, chạm vào cột của trọng tài thì được xác định là bóng ở ngoài sân.
- Khi bóng rơi xuống và chạm vào đường ranh giới thì được tính là bóng ở trong sân.
- Vận động viên bóng chuyền có thể sử dụng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể để chạm vào bóng nhưng tuyệt đối không được phép bắt, giữ hay ném bóng.
- Sau khi thực hiện giao bóng xong thì những người ở vị trí tiền đạo có thể thay đổi vị trí trên lưới.
- Đối thủ không được phép chặn hay tấn công đối với những quả giao bóng từ bên trong vạch 3m (đường 10 foot).
Quy luật chơi bóng chuyền cơ bản
2.2. Luật phát bóng chuyền
Phát bóng là bước khởi đầu quan trọng trong mỗi pha bóng chuyền. Dưới đây là những quy định cơ bản về luật phát bóng trong môn bóng chuyền:
Vị trí phát bóng:
-
Người phát bóng phải đứng trong khu vực phát bóng (phía sau đường biên ngang, rộng 9m).
-
Không được dẫm hoặc vượt qua vạch biên ngang trước khi bóng rời tay.
Thời gian phát bóng
-
Người chơi phải phát bóng trong vòng 8 giây kể từ khi trọng tài thổi
Cách phát bóng
-
Bóng có thể được phát theo bất kỳ cách nào (cao tay, thấp tay, nhảy phát bóng).
-
Bóng phải được tung lên trước khi thực hiện động tác đánh.
Bóng qua lưới:
-
Bóng phải vượt qua lưới, không được chạm anten hoặc bay ra ngoài giới hạn sân.
-
Nếu bóng chạm mép lưới nhưng vẫn rơi vào sân đối phương, pha bóng vẫn hợp lệ.
Quy định đối với đội nhận bóng
-
Các cầu thủ đội nhận bóng không được chắn hoặc đập bóng khi đối phương phát bóng.
-
Họ chỉ được đỡ bóng sau khi bóng qua lưới.
Luật bóng chuyền: Phát bóng
2.3. Quy định về cách tính điểm trong bóng chuyền
Luật bóng chuyền đối cách tính điểm được áp dụng theo hệ thống Rally Point System (tính điểm trực tiếp), đảm bảo tính minh bạch và hấp dẫn trong mỗi trận đấu. Dưới đây là các quy định chính:
Điểm số trong một set đấu:
-
Một set thắng khi đội đạt 25 điểm trước và hơn đối thủ ít nhất 2 điểm (ví dụ: 25 - 23).
-
Nếu hai đội hòa nhau ở 24 - 24, trận đấu sẽ tiếp tục đến khi một đội hơn đối thủ 2 điểm (ví dụ: 27 - 25).
Số set trong một trận đấu:
-
Trận đấu thường kéo dài tối đa 5 set.
-
Đội nào thắng 3 set trước sẽ là đội chiến thắng chung cuộc.
-
Set thứ 5 (nếu cần) chỉ thi đấu đến 15 điểm, nhưng vẫn phải hơn đối thủ ít nhất 2 điểm (ví dụ: 15 - 13).
Cách tính điểm trong Rally Point System:
Điểm trực tiếp: Mỗi pha bóng đều có điểm, bất kể đội nào phát bóng.
Đội sẽ ghi điểm nếu:
-
Đối phương để bóng chạm đất trong sân của họ.
-
Đối phương đánh bóng ra ngoài giới hạn.
-
Đối phương phạm lỗi (chạm lưới, chạm bóng hơn 3 lần, vị trí sai…).
-
Đội bạn thực hiện phát bóng thành công và đối phương không đỡ được bóng.
Quy định về cách tính điểm trong bóng chuyền
2.4. Quy định về vị trí người chơi bóng chuyền trên sân
Một đội bóng chuyền sẽ 6 người chơi tham gia vào 5 vị trí khác nhau bao gồm:
- Chuyền 2: Là người chơi ở vị trí thứ 2 và giữ vai trò là người chạm bóng thứ 2 rồi sau đó chuyền bóng đến đúng vị trí của các tay đập khác để ghi điểm. Tay chuyền 2 có nhiệm vụ điều tiết để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp với nhau của tất cả các thành viên trong đội. Đây phải là người có kinh nghiệm, nhanh nhẹn và có thể di chuyển khắp mặt sân với tốc độ nhanh.
- Libero (chuyên gia phòng thủ): Đây là một vị trí đặc biệt trong đội hình bóng chuyền và mỗi đội chỉ có duy nhất một libero, người này cũng mặc trang phục thi đấu khác màu hoàn toàn so với các thành viên khác trong đội. Nhiệm vụ của libero là đỡ bóng đầu tiên và luôn sẵn sàng cứu bóng cho toàn đội, người ở vị trí này chỉ được phép phòng thủ và tuyệt đối không được tham gia tấn công.
- Middle blockers (tay đập giữa): Làm nhiệm vụ tham gia thực hiện những đợt tấn công bất ngờ khi ở gần chuyền 2. Bên cạnh đó, tay đập giữa cũng giữ vai trò phòng thủ giúp ngăn chặn những pha tấn công từ đối thủ đồng thời hình thành ra một hàng chắn kép tại vị trí biên.
- Outside hitters (chủ công): Hay còn có tên gọi khác là tay đập vùng ngoài. Đây là tay đập chính của đội bóng chuyền, gần như tất cả bóng từ chuyền 2 đều được chuyển đến người ở vị trí này. Trong một đội bóng chuyền thường sẽ có 2 người nắm giữ vị trí outside hitters.
- Opposite hitters (tay đập đối diện): Người giữ vị trí này sẽ làm nhiệm vụ phòng thủ ở ngay khu vực lưới và giữ vai trò như chuyền 2 phụ. Opposite hitters giúp tạo ra một hàng rào chắn để ngăn chặn những pha dứt điểm từ các tay đập ngoài.
Quy định về cách di chuyển trên sân
3. Các lỗi thường xuất hiện khi thi đấu bóng chuyền
Người chơi thường rất hay mắc phải các lỗi sau được quy định trong luật chơi bóng chuyền:
- Thường giẫm lên hoặc bước qua vạch phát bóng khi thực hiện giao bóng.
- Một bộ phận nào đó của cơ thể chạm vào lưới khi đang chơi bóng.
- Giao bóng không qua lưới hoặc giao bóng ra bên ngoài.
- Mắc phải một số lỗi khi chuyền bóng, đỡ bóng hay đập bóng như chạm bóng hai lần, giữ bóng, ôm bóng, ném bóng…
- Trong lúc nhảy chặn bóng hay ngăn cản đối phương đánh bóng chúng ta vô tình vươn tay qua lưới hoặc nhảy qua lưới sang phần sân của đội bạn.
- Một bộ phận bất kỳ nào đó của cơ thể vượt qua vạch phân cách giữa sân. Tuy nhiên, chỉ khi toàn bộ bàn chân hoặc toàn bộ bàn tay vượt qua đường phân cách đó thì mới bị tính là phạm lỗi.
- Thực hiện phát bóng không theo đúng thứ tự hoặc không theo vòng quay.
- Người chơi ở hàng sau chặn khiến hướng bóng của đối thủ bị chệch trong khi tại thời điểm tiếp xúc người chơi hàng sau đó đang ở gần lưới và có một phần cơ thể của họ nằm ở phía trên lưới.
- Cầu thủ ở hàng sau tấn công bóng ở khu vực phía trong vạch 3m khi bóng đang ở ngay trên lưới tại thời điểm tiếp xúc. Đây được xem là pha tấn công sai luật.
Bóng chuyền là một trong những môn thể thao đòi hỏi sự tập trung và sự đồng đội cao. Bạn cần biết về các Dụng cụ bóng chuyền cần thiết và hiểu rõ luật bóng chuyền. Mong rằng bạn sẽ nắm được luật chơi và sớm trở thành một cầu thủ bóng chuyền giỏi, giành được nhiều chiến thắng.
Đọc thêm ▾