Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân là một trong những kỹ năng cơ bản mà mọi người chơi cầu bắt buộc phải nắm vững. Hướng dẫn cách thực hiện đúng kỹ thuật ở bài viết này giúp bạn kiểm soát tốt, chính xác đường cầu khi đá.
Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân
Tâng cầu là một trong những kỹ thuật cơ bản nhất của môn đá cầu mà bất kể người chơi nào cũng cần phải nắm rõ và thực hiện đúng. Đây được xem là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để làm quen với cầu, tăng thêm khả năng phản xạ và giúp người chơi nhanh chóng đỡ trúng cầu khi đối thủ phát tấn công.
Khi áp dụng kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cần chú ý không được thực hiện đỡ cầu quá mạnh để tránh làm cho cầu rơi trúng chân và đá nhầm vị trí. Nên thực hiện đúng kỹ thuật theo hướng dẫn dưới đây:
Tư thế chuẩn bị
Bước chuẩn bị đầu tiên đó là hơi nghiêng người về phía trước khoảng 5 - 10 độ. Chân tung cầu và chân làm trụ phải đặt song song với nhau đồng thời tạo thành một góc 90o so với mặt đất,tư thế này sẽ giúp cho việc thực hiện tâng cầu bằng mu bàn chân trở nên dễ dàng hơn.
Lúc này, phần tay làm trụ của người chơi cần phải duỗi thẳng ra hoặc để nó chuyển động một cách linh hoạt. Bắp chân trụ vuông với mặt đất còn đầu gối của nó thì hơi khuỵu xuống từ 100 - 150. Những việc này sẽ giúp cơ thể ổn định và giữ được thăng bằng tốt hơn khi tâng cầu.
Thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân
Khi thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân chúng ta làm theo các bước sau.
- Bước 1: Đặt mũi bàn chân thuận ở sau gót của chân còn lại để lấy đà khi phát cầu, chân để cách đường giới hạn phát cầu và đường biên ngang khoảng 20 cm. Trọng tâm cơ thể dồn hết về chân trước, tay cầm cầu phải cùng chiều với chân thuận.
- Bước 2: Tung cầu lên cao khoảng 50cm và mắt nhìn theo hướng di chuyển của cầu.
- Bước 3: Khi cầu rơi xuống người chơi hơi nghiêng cơ thể về phía trước và xoay người một chút sao cho 2 trục của bàn cân tạo thành một góc 450. Sau đó, nhanh chóng nhấc chân thuận lên và sử dụng mu bàn chân để đỡ lấy cầu rồi tiếp tục tâng nó lên cao.
Lưu ý: Nếu cầu rơi xa chỗ mình đang đứng thì cần vươn chân ra hoặc di chuyển thật nhanh đến vị trí cầu rơi để đón được nó.
Các kỹ thuật tâng cầu khác nên biết
Bên cạnh kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân chúng ta có thể tìm hiểu và học thêm một số kỹ thuật tâng cầu khác để áp dụng khi chơi cầu:
Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi
Đây được xem là kỹ thuật tâng cầu dễ nhất vì đùi có diện tích bề mặt tiếp xúc rộng hơn so với những vị trí khác ở chân nên người chơi có thể thuận lợi đỡ được cầu hơn.
Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi gồm các bước thực hiện như sau.
- Bước 1: Tư thế chuẩn bị.
Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai và hơi khuỵu gối xuống một chút. Để phần mũi chân của chân thuận tiếp xúc với mặt đất, dồn trọng tâm cơ thể vào chân còn lại. Cầm cầu bằng tay cùng bên với chân thuận.
- Bước 2: Tung cầu.
Tung cầu lên cao khoảng 50cm so với mặt đất, mắt nhìn theo hướng đi của quả cầu.
- Bước 3: Đỡ cầu.
Nhanh chóng co đầu gối lên sao cho đùi song song với mặt đất đỡ để cầu rơi xuống. Sau khi cầu tiếp xúc với đùi rồi tiếp tục nảy lên cao thì chúng ta phải di chuyển theo hướng rơi của cầu để đón nó và chuẩn bị tâng tiếp. Trong suốt quá trình tập luyện cần phải tập trung chú ý và quan sát hướng đi của cầu.
Kỹ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân
Kỹ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân thường được sử dụng để đỡ những đường cầu đến từ phía chính diện, nó có độ khó cao hơn so với tâng cầu bằng mu bàn chân và tâng cầu bằng đùi.
- Bước 1: Tư thế chuẩn bị.
Đứng thẳng người. Hai chân dang rộng bằng vai, tay cùng bên với chân thuận cầm cầu ở vị trí ngang hông.
- Bước 2: Tung cầu.
Cầu được tung lên cao cách mặt đất từ 50cm - 60cm. Mắt nhìn theo cầu và phán đoán thời gian cầu rơi xuống.
- Bước 3: Đỡ cầu.
Ngay khi cầu bắt đầu rơi xuống, người chơi cần nhanh chóng mở gối và nâng má trong của chân thuận lên để tiếp xúc với đế quả cầu. Sau khi cầu tiếp xúc với chân và nảy lên cao chúng ta cần tập trung quan sát hướng đi của cầu. Nếu thấy nó bay ra xa vị trí mình đang đứng thì phải di chuyển đến nơi phù hợp để tiếp tục đỡ cầu.
Kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân
Trong đá cầu, kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân được đánh giá kỹ thuật khó tập nhất. Cách thực hiện như sau
- Bước 1: Tư thế chuẩn bị.
Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai. Tay cùng bên với chân thuận cầm cầu ở vị trí ngang hông, mắt nhìn theo cầu.
- Bước 2: Tung cầu.
Tung cầu lên cao cách mặt đất khoảng 50cm.
- Bước 3: Đỡ cầu.
Khi cầu rơi xuống thì chúng ta gập gối lại đồng thời nhấc chân thuận lên để cho má ngoài của chân tiếp xúc với cầu. Nếu cầu bay ra xa thì cần nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến vị trí phù hợp nhất để đỡ nó.
Một số lưu ý cho người mới tập tâng cầu
Đối với những người mới tập tâng cầu thì cần chú ý một số vấn đề sau để cải thiện trình độ và nâng cao kỹ thuật:
- Phải luôn tập trung chú ý đến tốc độ rơi của cầu: Trong quá trình tập luyện người chơi nên thực hiện tung và đỡ cầu ở nhiều độ cao khác nhau, việc này giúp bạn quan sát rõ hơn tốc độ cầu rơi từ đó có thể di chuyển và tự điều chỉnh lực đỡ/tâng cầu cho phù hợp.
- Không nên tâng cầu quá mạnh để tránh làm cho cầu rơi nhanh khiến chúng ta phải di chuyển quá nhiều để đỡ nó. Bên cạnh đó, cũng không nên dùng lực quá nhẹ để hạn chế tình trạng phải đỡ cầu liên tục làm chân nhanh bị mỏi.
- Nên lựa chọn kỹ thuật tâng cầu mà bản thân có thể thực hiện thành thạo và cảm thấy phù hợp nhất. Hiện nay, có 4 loại kỹ thuật tâng cầu cơ bản trong đó tâng cầu bằng đùi là dễ tập nhất và nó cũng giúp chúng ta có thể dễ dàng đạt được thành tích cao khi chơi.
- Với những người mới tập tâng cầu thì trước tiên nên tập luyện tâng cầu bằng 1 chân trước. Sau khi đã thành thạo thì chúng ta sẽ tập tâng bằng hai chân để nâng cao khả năng của mình. Sử dụng giày đá cầu chuyên nghiệp vừa dễ tập luyện lại nâng cao kỹ năng nhanh.
Muốn chơi đá cầu giỏi cần những gì?
Để đá cầu giỏi thì cần có sự hội tụ của rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó bao gồm những điều cơ bản nhất như:
- Năng khiếu bẩm sinh: Để đá cầu giỏi thì cần có sự dẻo dai, linh hoạt của đôi chân kết hợp cùng đôi mắt tinh anh và sự phản ứng nhanh nhẹn của cơ thể. Những người có năng khiếu thiên bẩm sẽ có nhiều lợi thế hơn để trở thành người đá cầu giỏi, họ dễ làm quen cũng như học nhanh hơn và chỉ cần thái độ tập luyện tốt thì sẽ phát triển thuận lợi hơn so với người bình thường.
- Thái độ tập luyện chăm chỉ: Bất kỳ môn thể thao nào cũng cần chăm chỉ rèn luyện để trau dồi và nâng cao năng lực của bản thân thì mới có thể chơi giỏi được. Hãy cố gắng tập đá cầu mỗi ngày với thái độ nghiêm túc và tập trung thì bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được kỹ năng và trình độ.
- Thực hiện đúng kỹ thuật: Để đạt hiệu quả cao khi đá cầu thì cần phải nắm rõ và thực hiện đúng các động tác kỹ thuật, việc này không chỉ giúp nâng cao kỹ thuật mà còn hạn chế nguy cơ bị chấn thương khi tập luyện.
- Trang phục phù hợp: Việc đi giày phù hợp với chân hay mặc những bộ đồ thể thao thoải mái, phù hợp giúp người chơi cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình vận động từ đó chơi tốt hơn.
Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân yêu cầu khá cao về sự tập trung và kỹ năng thực hiện. Người chơi cầu hãy kiên trì tập luyện đúng theo hướng dẫn từ dụng cụ thể thao Thiên Trường để thuần thục kỹ thuật này nhanh nhất.
Đọc thêm ▾