Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng là nội dung nằm trong chương trình giảng dạy giáo dục thể chất. Đồng thời, đây cũng thuộc các kỹ thuật đầu tiên vận động viên nhảy cao phải tập được. Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn đọc nhất định không thể bỏ qua bài viết này.
Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng là gì?
Nhảy cao nằm nghiêng là một trong những kiểu nhảy cao phổ biến và được áp dụng nhiều trong thi đấu hiện nay. Đây là kiểu nhảy cao đòi hỏi người thực hiện phải phối hợp hai bên chân một cách thuần thục. Khi nhảy phải tiến hành rướn người trong tư thế nằm nghiêng để vượt qua thanh xà mà không để cơ thể chạm vào nó.
Trong kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng thì khi tiếp đất chú ý dùng chân thuận để chạm đất trước rồi mới đến chân còn lại. Việc này sẽ giúp tránh được chấn thương.
Các giai đoạn trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng
Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng được chia làm 4 giai đoạn chính là chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất.
Giai đoạn chạy đà
Chạy đà là bước đầu tiên trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng, giai đoạn này rất quan trọng đóng vai trò quyết định và tạo tiền đề để thực hiện những bước tiếp theo. Khi tiến hành chạy đà cần xác định rõ xem mình sẽ chạy bước chẵn hay bước lẻ, nếu chạy bước chẵn thì nên thực hiện từ 6 - 8 bước chạy đà còn nếu chạy bước lẻ thì nên chạy trong khoảng 7 - 11 bước.
Giai đoạn chạy đà trong nhảy cao nằm nghiêng sẽ được chia làm 2 phần đó là:
- Phần 1:
Bắt đầu từ bước chạy xuất phát đến trước khi chạy 3 bước đà cuối. Các bước chạy đà trong phần này có tốc độ và độ dài bước chạy tăng dần trong khi độ nghiêng của thân mình thì sẽ phải giảm dần.
- Phần 2:
Gồm 3 bước chạy đà cuối cùng trước khi thực hiện giậm nhảy và là phần vô cùng quan trọng. Trong 3 bước chạy đà cuối này thì bước chạy đầu tiên chân giậm nhảy sẽ bước về phía trước nhanh hơn so với trước, thực hiện chạm đất bằng gót chân và chân lăng đưa ra phía trước.
Bước chạy thứ 2 là bước chạy đà dài nhất trong 3 bước này, chân lăng được đưa ra sau khi chạm đất giữ thẳng thân mình, vai không được để ngả về phía sau và giữ thẳng bàn chân theo hướng chạy đà không được đặt lệch.
Với bước chạy đà cuối cùng thì bước chân hơi ngắn hơn so với bước trước đó, vai và thân mình hơi ngả ra sau, đầu và cổ hướng thẳng về phía trước, chân lăng cho ra sau còn chân giậm nhảy phải được đặt đúng vị trí thực hiện giậm nhảy.
Giai đoạn giậm nhảy
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp và đóng vai trò quyết định đến thành tích nhảy cao.
Khi thực hiện giậm nhảy thì chân giậm nhảy phải được đặt đúng vị trí, đầu gối hơi khuỵu xuống và dồn toàn bộ sức bật của cơ thể vào chân giậm nhảy. Sau đó, chân lăng vung lên, sử dụng sức của hông và đùi để đưa cơ thể lên cao, hai tay đồng thời đánh lên cao để tạo thêm lực.
Giai đoạn bay người trên không
Trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng thì khi thực hiện bay người trên không chúng ta cần phải nhanh chóng co chân lại, đá chân lăng qua xà và tiến hành xoay người sao cho cơ thể ở tư thế nằm nghiêng và song song với thanh xà.
Giai đoạn tiếp đất
Khi tiếp đất thì chân giậm nhảy chính là chân tiếp đất. Để việc tiếp đất được thực hiện đúng kỹ thuật nhằm giúp giữ được thăng bằng, đảm bảo an toàn cũng như hạn chế chấn thương có thể xảy ra với người tập thì khi tiếp đất phải để chân hơi chùng xuống, hai tay buông thõng một cách tự nhiên.
>>> Tham khảo: Kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà
Cách xác định điểm giậm nhảy ở kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng
Như chúng ta đều biết khi thực hiện nhảy cao thì bước giậm nhảy là quan trọng nhất và mang tính quyết định trực tiếp đến thành tích của người tham gia. Để làm tốt bước giậm nhảy thì chúng ta cần phải xác định được vị trí giậm nhảy phù hợp. Người tập đưa chân lăng ra phía trước và đưa lên cao sao cho không chạm vào xà mà nằm cách xà khoảng 0,1m, khi đó điểm chạm đất của bàn chân chính là điểm giậm nhảy hợp lý nhất.
Nếu để chân lăng chạm vào xà thì cần phải nhanh chóng điều chỉnh tốc độ chạy bằng cách xoay mũi chân và thực hiện giậm nhảy ở bên ngoài.
Lưu ý: khi nhảy càng cao thì vị trí giậm nhảy sẽ càng phải ở xa thanh xà hơn. Nếu không may chân giậm nhảy để ở vị trí quá xa hoặc quá gần so với điểm giậm nhảy phù hợp thì chúng ta có thể điều chỉnh quãng đường chạy đà cho ngắn hoặc dài ra với một khoảng cách tương ứng.
Một số bí quyết giúp nhảy cao nằm nghiêng hiệu quả
- Khi nhảy cao phải luôn ghi nhớ chân nào là chân bật nhảy. Cần điều chỉnh số lượng bước chạy đà sao cho thích hợp để tránh trường hợp chân bị loạn nhịp hay bật nhảy nhầm chân.
- Trong quá trình tập luyện nên chọn chiều cao thanh xà ở mức từ thấp đến cao dần để nhảy. Việc này sẽ giúp bạn tập trung tinh thần khi mới bắt đầu và làm quen dần với sự thay đổi của nhịp bật nhảy.
- Nhảy cao gồm nhiều giai đoạn và chúng cần có sự phối hợp các bước với nhau một cách chuẩn xác vì thế người tập cần phải ghi nhớ và thực hiện đúng lần lượt từng bước để có thể đạt được kết quả cao.
- Khi tiếp đất hãy cố gắng giữ phần đầu chạm vào mặt đệm cuối cùng để hạn chế những chấn thương có thể xảy ra.
Thực hiện kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng chuẩn với dụng cụ thể dục, người tập đạt được nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, không chỉ về sức mạnh mà còn là sự dẻo dai. Sau khi đã tiếp thu các thông tin trên, ngoài áp dụng thì bạn đừng quên chia sẻ cho nhiều người biết nữa nhé.
Đọc thêm ▾