Các kỹ thuật chạy bền chia sẻ dưới đây đều được Thiên Trường tham khảo từ huấn luyện viên điền kinh và nó giúp bạn chạy bền không mệt, không mất sức. Cùng tìm hiểu những bí quyết chạy bền đúng kỹ thuật này để có thể áp dụng cho mình chuẩn nhất khi cần bạn nhé !
Chạy bền là phương pháp chạy bộ khá đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng tập luyện khác nhau và nó có tác dụng tăng sức dẻo dai, sức bền cho người tập. Vậy bạn đã biết, kỹ thuật chạy bền như thế nào đúng cách, giúp chúng ta chạy được lâu nhất và xa nhất mà không bị mất nhiều sức, không bị mệt hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng Thiên Trường Sport đi tìm hiểu kỹ thuật chạy bền chuẩn được tổng hợp lại từ các huấn luyện viên điền kinh và chia sẻ ngay dưới đây nhé !
Chạy bền là gì?
Theo các huấn luyện viên điền kinh, chạy bền là hình thức chạy với tốc độ chậm hay thong thả và duy trì tốc độ ổn định đều trong suốt thời gian dài chạy bộ. Thực tế, chạy bền là một trong những hình thức chạy bộ đơn giản, dễ thực hiện, ai cũng có thể tập luyện và có thể tập ở bất cứ đâu, vào bất kỳ thời gian nào. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, tham gia tập luyện chạy bền thường xuyên đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích về cả mặt sức khỏe lẫn tinh thần.
Chạy bền
Các kỹ thuật chạy bền đúng cách.
Các huấn luyện viên thể dục cho rằng, để nâng cao được hiệu quả chạy bền tốt nhất và để mất ít sức nhất khi tập thì bạn cần có kỹ thuật chạy bền đúng cách. Một vài kỹ thuật chạy bền chuẩn mà các huấn luyện viên điền kinh thường áp dụng cho các vận động viên đó là:
1. Tư thế chạy bền đúng.
Chạy đúng tư thế là kỹ thuật chạy bền quan trọng mà người chạy bền cần đặc biệt chú ý khi tham gia hình thức chạy bộ này. Khi chạy bền, bạn nên chạy với tốc độ vừa phải, để lòng bàn chân chạm đất trước tiên, các bước chân bước đều đặn, tay vung đều theo nhịp bước chân, mắt nhìn hướng về phía trước, đầu hơi lao nhẹ về phía trước.
2. Lên kế hoạch thời gian chạy.
Kỹ thuật chạy bền đúng cách là cần lên kế hoạch thời gian chạy cụ thể. Tốt nhất bạn nên sắm cho mình chiếc đồng hồ điện tử thể thao để theo dõi nhịp độ tập luyện và thời gian tập luyện của mình. Khi mới bắt đầu chạy bền, bạn nên chạy với quãng đường ngắn để cơ thể dần làm quen với kỹ thuật chạy bền. Sau đó, khi cơ thể đã quen với chạy bộ thì bạn nên tăng quãng đường và tăng thời gian chạy bền của mình lên. Theo các huấn luyện viên điền kinh, nếu mục tiêu chạy bền của bạn là 1500m thì nên chạy trong vòng 15-20 phút, đây là khởi đầu rất lý tưởng dành cho bạn.
Kỹ thuật chạy bền
3. Kỹ thuật hít thở đúng cách.
Hít thở đúng cách khi chạy bộ là kỹ thuật chạy bền rất quan trọng và nó quyết định nhiều đến kết quả chạy bộ của bạn cũng như giúp bạn không bị mệt khi chạy bền. Các chuyên gia thể dục cho biết, bạn có thể áp dụng cách hít thở sau cho kỹ thuật chạy bền của bản thân. Cụ thể là:
- Khởi động: 3 nhịp hít vào, 2 nhịp thở ra.
- Khi chạy nhanh: 2 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra.
- Khi chạy nước rút: 2 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra, 1 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra.
Hít thở đúng cách khi chạy bền sẽ giúp cơ thể bạn giữ được năng lượng đầy đủ trong quá trình chạy, không bị mất sức, tăng độ dẻo dai và bền bỉ cho cơ thể.
Bí quyết chạy bền không mất sức.
Làm sao để không bị mất sức khi chạy bền là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người mới bắt đầu chạy bền. Thực tế, các chuyên gia điền kinh nhận định rằng, chạy bền không bị mất sức nhiều như chạy nước rút. Tuy nhiên, để hạn chế được tình trạng mất sức tốt nhất khi chạy bền, người chạy cần thực hiện các điều sau đây:
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Để chạy bền không bị mệt mỏi và mất sức, bạn cần giữ cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt bằng cách cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức bền bỉ và dẻo dai trong khi chạy bền. Uống nước đầy đủ sẽ giúp cơ thể hạn chế được tình trạng mất nước, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng khi chạy bộ.
- Khởi động trước khi chạy bền.
Các bài tập khởi động trước khi tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ bộ môn thể dục nào, trong đó có chạy bền. Trước khi chạy bền, bạn cần khởi động cơ thể bằng các động tác xoay hông, vặn cổ tay, cổ chân, vặn người, chạy bước nhỏ tại chỗ,... Các động tác khởi động có tác dụng giúp cơ thể nóng lên, dễ dàng bắt nhịp với bài tập chạy bền mà không mệt mỏi. Ngoài ra, khởi động trước khi chạy còn giúp cơ thể tránh được những chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra.
Bí quyết chạy bền
- Xen kẽ chạy bền với hoạt động thể thao khác.
Để cơ thể không bị mệt mỏi và mất sức khi chạy bền, bạn nên kết hợp với nhiều hoạt động thể thao khác chạy bền để cơ thể khỏe mạnh, phát triển cơ bắp tốt nhất. Bạn có thể bơi lội, tham gia tập nhảy dây, tập Yoga hay tập Gym,... xen kẽ với bài tập chạy bền. Việc tập xen kẽ các hoạt động thể thao khác còn giúp bạn tránh bị nhàm chán khi chạy bền.
Lời kết.
Như vậy, bài viết trên đây của Thiên Trường Sport đã chia sẻ đến bạn đọc kỹ thuật chạy bền đúng cách và bí quyết chạy bền không bị mất sức. Với những chia sẻ này, chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ giúp các bạn biết cách chạy bền đạt hiệu quả tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết này của Thiên Trường, hãy luôn theo dõi webiste https://www.thethaothientruong.vn/ để cập nhật những bài viết mới nhất về thể dục, thể thao và thể hình bạn nhé !
Tham khảo thêm: Máy tập chạy bộ.
Đọc thêm ▾