Chấn thương trong bóng chuyền bãi biển là điều khó tránh khỏi đối với người chơi bộ môn thể thao này. Những chấn thương phổ biến mà người chơi hay gặp phải đó là: chấn thương vai, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cùng cách phòng tránh và điều trị sẽ giúp người chơi bảo vệ bản thân và duy trì phong độ tốt nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết mọi thông tin trong bài viết dưới đây của Thể Thao Thiên Trường.
1. Chấn thương vai
Chấn thương vai là loại chấn thương trong bóng chuyền bãi biển phổ biến nhất đối với người chơi, đặc biệt là ở những vị trí tấn công. Chấn thương này thường liên quan đến viêm gân cơ vòng quay vai, viêm khớp vai hoặc rách sụn vai. Các động tác như đập bóng, phát bóng lặp lại quá nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến tình trạng trên.
Triệu chứng:
-
Đau nhức ở phần vai, đặc biệt là khi nhấc cánh tay lên cao.
-
Cảm giác yếu hoặc mất lực khi thực hiện động tác đập bóng.
-
Khớp vai có thể phát ra tiếng kêu khi di chuyển.
-
Sưng hoặc giảm phạm vi vận động ở vai.
Nguyên nhân:
-
Động tác đập bóng và phát bóng liên tục, làm căng quá mức cơ và gân vai.
-
Kỹ thuật chơi không chính xác, đặc biệt là khi phát bóng hoặc đập bóng sai tư thế.
-
Cơ vai yếu hoặc không linh hoạt, không đủ khả năng chịu đựng lực tác động lớn từ các pha chơi bóng.
Cách điều trị:
-
Nghỉ ngơi để giảm tải áp lực lên vai.
-
Chườm lạnh để giảm sưng và viêm.
-
Thực hiện vật lý trị liệu nhằm phục hồi cơ vai và tăng cường độ linh hoạt.
-
Nếu tình trạng nghiêm trọng (rách cơ), bạn cần phải thực hiện thăm khám chuyên sâu, thậm chí thực hiện phẫu thuật.
Phòng tránh:
-
Tập trung khởi động kỹ, đặc biệt là các bài tập liên quan đến cơ vai.
-
Tăng cường các bài tập tăng sức mạnh và độ linh hoạt cho cơ vai.
-
Luyện tập và thực hiện kỹ thuật đập bóng đúng cách để giảm nguy cơ chấn thương.
Chấn thương vai
2. Chấn thương cổ tay
Chấn thương cổ tay thường do áp lực của các động tác đập bóng, phát bóng mạnh hoặc đỡ bóng sai cách. Cổ tay chịu lực lớn từ các pha đánh bóng rất dễ dính chấn thương nếu bạn không sử dụng kỹ thuật chính xác.
Triệu chứng:
-
Cơn đau đột ngột ở cổ tay, đặc biệt khi cử động hoặc thực hiện động tác như phát bóng hoặc đỡ bóng
-
Sưng hoặc bầm tím ở khu vực cổ tay
-
Khó khăn trong việc cầm nắm hoặc sử dụng lực tay
Nguyên nhân:
-
Đỡ hoặc đập bóng mạnh mà không sử dụng kỹ thuật chính xác, gây lực tác động lớn lên phần cổ tay
-
Kéo giãn hoặc vặn xoắn cổ tay trong quá trình chơi
-
Cơ bắp yếu, thiếu sự ổn định ở cổ tay
Cách điều trị:
-
Nghỉ ngơi và tránh các động tác liên quan đến cổ tay
-
Chườm lạnh và sử dụng băng ép để giảm sưng
-
Sử dụng băng nẹp để cố định cổ tay
-
Nếu tình trạng đau kéo dài, bạn nên thăm khám bác sĩ để điều trị dứt điểm
Phòng tránh:
-
Đeo băng quấn cổ tay khi chơi bóng chuyền
-
Luyện tập các bài tập tăng cường sức mạnh cổ tay
-
Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật đập bóng và phát bóng
Chấn thương cổ tay
3. Chấn thương đầu gối
Một loại chấn thương trong bóng chuyền bãi biển mà các vận động viên thường gặp phải đó là chấn thương đầu gối. Chấn thương đầu gối xảy ra khi người chơi thực hiện các động tác nhảy, hạ chân không đúng cách hoặc va chạm với đối thủ. Hậu quả dẫn đến tổn thương đến dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau.
Triệu chứng:
-
Đau nhức, sưng ở khu vực đầu gối, đặc biệt là sau khi nhảy hoặc tiếp đất
-
Khó khăn khi di chuyển hoặc đứng dậy
-
Đầu gối có cảm giác không vững, dễ bị lỏng lẻo
Nguyên nhân:
-
Nhảy và tiếp đất không đúng cách, làm tăng áp lực lên dây chằng và sụn đầu gối
-
Di chuyển nhanh hoặc thay đổi hướng đột ngột trên nền cát không ổn định
-
Đầu gối yếu do thiếu cơ lực hỗ trợ
Cách điều trị:
-
Nghỉ ngơi và nâng cao chân để giảm sưng
-
Sử dụng băng ép hoặc băng hỗ trợ đầu gối
-
Thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi cơ lực và giảm viêm
-
Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bạn cần phẫu thuật dây chằng
Phòng tránh:
-
Thực hiện các bài tập tăng cường cơ đùi và đầu gối để giảm áp lực lên khớp
-
Luyện tập kỹ thuật nhảy và tiếp đất chính xác
-
Đeo băng bảo vệ đầu gối khi chơi để giảm áp lực lên đầu gối
Chấn thương đầu gối
4. Chấn thương mắt cá chân
Chấn thương mắt cá chân thường xảy ra khi vặn xoắn hoặc trượt chân trên nền cát, gây bong gân hoặc trật khớp mắt cá.
Triệu chứng:
-
Cảm giác đau nhói và sưng tấy ở mắt cá chân
-
Khó khăn khi đứng hoặc di chuyển
-
Bầm tím hoặc sưng lớn xung quanh mắt cá chân
Nguyên nhân:
-
Tiếp đất sai cách sau khi nhảy, gây áp lực lớn lên
-
Di chuyển nhanh trên nền cát không ổn định, dễ dẫn đến trượt ngã hoặc vặn chân sai tư thế
-
Cơ mắt cá chân yếu hoặc không linh hoạt khiến khớp không chịu được lực tác động mạnh
Cách điều trị:
-
Nghỉ ngơi: Ngừng mọi hoạt động và tránh áp lực lên mắt cá chân để giảm thiểu tổn thương
-
Chườm lạnh: Chườm đá trong 15 - 20 phút mỗi lần, nhiều lần trong ngày để giảm sưng
-
Băng ép: Sử dụng băng quấn để cố định mắt cá và giảm sưng
-
Nâng cao chân: Giữ mắt cá cao hơn tim để giảm sưng nhanh chóng
-
Điều trị chuyên sâu: Nếu chấn thương nghiêm trọng, cần thực hiện vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để phục hồi chức năng
Phòng tránh:
-
Luyện tập thăng bằng và sức mạnh: Các bài tập tăng cường cơ mắt cá chân và khả năng thăng bằng sẽ giúp tránh chấn thương khi di chuyển trên cát
-
Sử dụng băng quấn hoặc đai bảo vệ: Để hỗ trợ mắt cá khi di chuyển hoặc nhảy
Chấn thương mắt cá chân
5. Chấn thương lưng dưới
Chấn thương trong bóng chuyền bãi biển đối với phần lưng dưới của người chơi. Lưng dưới dễ bị tổn thương do các động tác nhảy cao, xoay người hoặc tiếp đất sai cách. Chấn thương này có thể là căng cơ, đau lưng dưới hoặc thậm chí là tổn thương đĩa đệm của người chơi.
Triệu chứng:
-
Đau nhức ở vùng lưng dưới, đặc biệt sau khi nhảy hoặc di chuyển nhanh
-
Cơn đau lưng tăng lên khi cúi người hoặc nâng vật nặng
-
Cứng cơ lưng dưới, khó cử động linh hoạt
Nguyên nhân:
-
Nhảy và tiếp đất không đúng kỹ thuật làm tăng áp lực lên cột sống và cơ lưng dưới
-
Cơ lưng yếu hoặc thiếu độ linh hoạt khiến cột sống dễ bị tổn thương
-
Thực hiện động tác xoay người hoặc vặn lưng quá mức trong các pha phòng thủ
Cách điều trị:
-
Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên lưng
-
Chườm nóng/lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh hoặc nóng để giảm đau và viêm
-
Vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập giãn cơ, tăng cường sức mạnh cơ lưng dưới dưới sự hướng dẫn của chuyên gia
-
Thuốc chống viêm: Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (NSAIDs) theo chỉ dẫn của bác sĩ
-
Điều trị chuyên sâu: Nếu đau kéo dài, có thể bạn cần đến các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn như liệu pháp cột sống hoặc phẫu thuật (trong trường hợp nặng)
Phòng tránh:
-
Khởi động kỹ: Đặc biệt chú ý đến các bài tập kéo giãn và làm nóng cơ lưng trước trận đấu
-
Tăng cường cơ lưng: Tập trung vào các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng dưới và cơ bụng để giảm tải áp lực lên cột sống
-
Luyện tập kỹ thuật đúng: Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật nhảy, xoay người và tiếp đất để tránh chấn thương cho lưng
-
Tư thế đúng: Chú ý đến tư thế ngồi và đứng để duy trì cột sống khỏe mạnh
Chấn thương lưng dưới
Tổng kết
Bài viết trên của Thể Thao Thiên Trường đã tổng hợp thông tin chi tiết về 5 chấn thương trong bóng chuyền bãi biển mà người chơi hay gặp phải. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc có thể hiểu rõ từng loại chấn thương, cách phòng tránh và chữa trị hiệu quả.
Theo dõi thêm nhiều bài viết hay và bổ ích xung quanh chủ đề bóng chuyền, thể thao tại chuyên mục Tin tức của chúng tôi. Quý khách hàng quan tâm đến các loại Dụng cụ bóng chuyền, Trụ lưới bóng chuyền chính hãng giá tốt. Liên hệ ngay đến số hotline 0968 650 686 của Thiên Trường để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!
Đọc thêm ▾