Không phải tất cả các mặt vợt đều được phép sử dụng trong các giải đấu chuyên nghiệp, có dòng mặt vợt bị cấm vì các lý do kỹ thuật hoặc quy định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách nhận biết mặt vợt bóng bàn cấm thi đấu và giải thích tại sao chúng bị cấm, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quy định về mặt vợt trong môn bóng bàn.
1. Cách kiểm tra mặt vợt bóng bàn cấm thi đấu
Nếu muốn biết mặt vợt bóng bàn của bạn có bị cấm thi đấu hay không thì chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra bằng công cụ kiểm tra trực tuyến “check rubber authorization online” theo các bước sau:
- Bước 1: Nhìn xem mặt vợt có xuất hiện logo ITTF hay không. Nếu có thì ok, còn nếu không thấy thì loại mặt vợt này sẽ không được phép sử dụng trong thi đấu.
- Bước 2: Tiến hành kiểm tra thương hiệu bằng cách nhập “brand ID” hoặc nhập “brand name”.
- Bước 3: Nhập ID của mặt vợt hoặc nhập tên mặt vợt. Nếu ID mặt vợt của bạn không có trong danh sách thì chúng ta ấn chọn “khác”.
- Bước 4: Nhập email của bạn để nhận “chứng nhận ủy quyền” (authorization certification) để biết kết quả mặt vợt bạn dùng có bị cấm hay không.
Mặt vợt bóng bàn không có logo ITTF bị cấm thi đấu
Nếu mặt vợt bóng bàn bị cấm thi đấu thì nó tuyệt đối không được phép sử dụng trong thi đấu đồng thời không có trong danh sách của LARC.
Nếu mặt vợt hợp lệ bạn sẽ dễ dàng tìm thấy trong danh sách mới nhất của LARC và có thể dùng trong những trận thi đấu bóng bàn chính thức.
2. Quy định mặt vợt bóng bàn chuẩn dùng trong thi đấu
Để được phép sử dụng trong thi đấu thì mặt vợt bóng bàn cần phải đáp ứng được 3 điều kiện cơ bản:
- Tên thương hiệu và tên mẫu mặt vợt phải được nhìn thấy rõ ràng.
- Trên mặt vợt phải hiển thị rõ logo ITTF, ID của thương hiệu và ID mặt vợt.
- Mặt vợt phải có tên trong danh sách LARC, danh sách này sẽ được ITTF cập nhật khoảng 6 tháng/lần.
Mặt vợt dùng cho thi đấu cung cấp đủ thông tin
3. Các loại mặt vợt bóng bàn phù hợp dùng trong thi đấu?
Những mặt vợt bóng bàn được dùng trong thi đấu theo quy định của ITTF đã được liệt kê đầy đủ trên trang web của họ. Do đó, bạn có thể tìm kiếm danh sách các loại mặt vợt đủ tiêu chuẩn thi đấu khi truy cập vào website của ITTF.
Một vài loại mặt vợt được chấp thuận bởi ITTF được dùng phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo đó là:
-
Palio Legend 3.0.
-
STIGA Nitro Table Tennis Racket.
-
Palio Master 3.0.
-
Palio Expert 2.0.
-
Mặt vợt Butterfly.
Ngoài ra, cần chú ý rằng theo quy định của ITTF, mỗi mặt của vợt bóng bàn phải có màu sắc khác nhau. Cụ thể là một mặt đen và mặt còn lại có thể là màu đỏ, xanh, vàng hoặc hồng.
Mặt vợt bóng bàn Butterfly đạt tiêu chuẩn thi đấu
4. Những loại mặt vợt bóng bàn tốt nhất
Việc lựa chọn được loại mặt vợt phù hợp sẽ giúp người chơi có thể đánh bóng tốt hơn đồng thời phát huy hiệu quả lối chơi của mình. Dưới đây là một số loại mặt vợt bóng bàn tốt dụng cụ thể dục Thiên Trường gợi ý mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn:
4.1. Mặt vợt bóng bàn mút trơn (Inverted)
Đây là loại mặt vợt có nhiều ưu điểm vượt trội nên nó khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng trong cả tập luyện và thi đấu hiện nay. Lớp cao su bên ngoài của mặt vợt rất trơn nhẵn, khi đánh sẽ làm tăng khả năng dính bóng và tạo ra độ xoáy lớn hơn. Mặt vợt mút trơn phù hợp với mọi lối đánh nên dù bạn chơi theo kiểu thiên về tấn công hay phòng thủ đều có thể dùng được nó.
Mặt vợt bóng bàn mút trơn
4.2. Mặt vợt bóng bàn gai ngắn (Short Pips)
Thực chất mặt vợt gai ngắn chính là loại mặt vợt trơn đảo ngược chiều, lúc này mặt trơn quay vào bên trong còn bề mặt có những chân gai gắn sẽ quay ra bên ngoài để tiếp xúc với bóng khi chơi.
Khi sử dụng mặt vợt short pips sẽ làm giảm độ xoáy của bóng khi đánh ra nhưng nó lại làm tăng tốc độ đi bóng, việc này có thể gây bất ngờ và khiến đối thủ khó đỡ được bóng. Những người có lối chơi tấn công mạnh mẽ thường rất thích dùng loại mặt vợt này.
Mặt vợt bóng bàn gai ngắn
4.3. Mặt vợt bóng bàn gai dài (Long Pips)
Bề mặt của loại mặt vợt bóng bàn này là một lớp cao su có nhiều gai nổi lên trên cao hơn so với short pips. Khi bóng tiếp xúc với mặt vợt sẽ khiến lớp gai bị uốn cong từ đó gây tác động làm đảo chiều xoáy của bóng.
Nếu sử dụng mặt vợt long pips để thực hiện những cú đánh trả bóng sẽ khiến đối thủ khó có thể xác định chính xác được chiều xoáy của bóng nên rất dễ dàng đánh hụt. Vì thế loại mặt vợt này rất phù hợp với những người có lối chơi phòng thủ.
Mặt vợt bóng bàn gai dài
4.4. Mặt vợt phản xoáy (Anti Spin)
Cấu tạo của nó tương đối giống với mặt vợt inverted nhưng bề mặt lớp cao su bên ngoài lại có độ trơn rất lớn và không bám bóng. Việc này giúp tạo độ xoáy cho bóng đồng thời khi dùng nó để thực hiện những cú đánh trả sẽ làm đảo ngược chiều xoáy của bóng khiến đối phương khó phán đoán.
Mặt vợt Anti Spin phù hợp để đánh chặn hoặc đánh trả những cú giao bóng của đối thủ, những người có lối chơi tấn công liên tục có thể lựa chọn loại mặt vợt này.
Mặt vợt bóng bàn gai phản xoáy
4.5. Mặt vợt có lớp đệm cao su (Sponge)
Một lớp đệm cao su sẽ được bố trí nằm ở giữa cốt vợt và mặt vợt, lớp sponge này có tác dụng làm giảm sự đàn hồi. Tùy thuộc vào lối đánh chơi của mỗi người để lựa chọn độ dày của lớp đệm cho phù hợp.
Với những người có lối chơi phòng thủ thì họ thường sử dụng loại mặt vợt có độ dày lớp đệm cao su từ 1,5mm - 1,9mm để giúp kiểm soát bóng được tốt hơn. Những người thiên về tấn công thì sẽ lựa chọn độ dày lớp đệm lớn hơn, thông thường sẽ từ 2,1mm trở lên nhằm giúp họ dễ thực hiện được những cú cắt bóng xoáy với tốc độ cao.
Mặt vợt bóng bàn có lớp đệm cao su
4.6. Mặt vợt không có lớp đệm cao su (No Sponge)
Loại mặt vợt bóng bàn này không quá phổ biến và cũng rất ít người sử dụng. Nó không có lớp đệm cao su ở giữa mặt vợt và cốt vợt, bên cạnh thiết kế của mặt vợt no sponge cũng gần giống với loại short pips nên khi sử dụng sẽ hỗ trợ người chơi tạo ra được những cú đánh bóng nhanh gọn với tốc độ lớn.
>>Xem thêm: Cách chọn vợt bóng bàn
Lời kết
Trên đây là các loại mặt vợt bóng bàn cấm thi đấu mà người chơi nên tránh sử dụng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn công bằng và đúng quy tắc khi chơi bộ môn này. Tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Tin Tức để cùng Thiên Trường Sport cập nhật nhiều kiến thức bóng bàn hữu ích.
Đọc thêm ▾